Tuyển dụng kế toán nội bộ và các điều cần biết trước khi ứng tuyển
Tuyển dụng kế toán nội bộ gồm rất nhiều vấn đề quan trọng bạn cần tìm hiểu cặn kẽ trước khi ứng tuyển để không xảy ra sai sót trong quá trình làm việc.
- Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn cho người tìm việc kế toán.
- Những kinh nghiệm làm kế toán siêu thị cần nắm chắc như lòng tay nếu muốn thành công.
Tại bất kì doanh nghiệp dù tư nhân hay nhà nước, bộ phận Kế toán là vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu. Công việc này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Do vậy, nếu có ý định ứng tuyển một vị trí kế toán, bạn nên tìm kiểu kĩ càng về vị trí này trước.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về công việc của kế toán nội bộ và tất tần tật những nhiệm vụ mà các kế toán nội bộ phải làm.
Kế toán nội bộ là gì?
Tuyển dụng kế toán nội bộ còn gọi là kế toán quản trị (In house accountant) đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Đây là công việc chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phát sinh thực tế. Nó cũng bao gồm cả phát sinh có và không có hóa đơn chứng từ để làm căn cứ xác định tình hình tài chính, lỗ-lãi thực tế của doanh nghiệp.
Kế toán nội bộ (KTNB) gọi chung cho tất cả các vị trí kế toán từng phần hành và không bao gồm kế toán tài chính (kế toán thuế).
>> Xem thêm: Tìm hiểu về ý nghĩa chính xác của VAR TẠI ĐÂY
Kế toán nội bộ gồm những hạng mục công việc nào?
Cũng như các vị trí kế toán khác, KTNB cũng bao gồm rất nhiều công việc lớn nhỏ. Bạn cần nắm được những việc đó để dễ dàng hơn trong quá trình ứng tuyển và làm việc sau này
- Làm nhiệm vụ kiểm tra, phát hành, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế toán nội bộ. Từ đó tiến hành luân chuyển theo đúng trình tự đã quy định.
- Lập báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng, quý hoặc đột xuất để báo cáo lên cấp trên theo yêu cầu.
- Thực hiện hạch toán các chứng từ nội bộ theo quy định.
- Lưu giữ, sắp xếp các chứng từ nội bộ một cách khoa học để đảm bảo tính an toàn và dễ dàng tra cứu, tìm kiếm khi cần.
- Thực hiện tốt phần công việc kế toán được giao; đồng thời phối hợp thực hiện công việc với các kế toán nội bộ khác.
- Lập bảng phân tích và thống kê số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp khi được giao nhiệm vụ. Để từ đó đưa ra ý kiến tư vấn cho nhà quản trị về hướng phát triển có lợi cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu chỉ đạo của cấp trên
Tuy nhiên, bởi vì mỗi doanh nghiệp lại có những quy mô hoạt động khác nhau cũng như năng lực nhân viên khác nhau, bởi vậy cũng sẽ có những công việc của tuyển dụng kế toán nội bộ khác nhau.
Kế toán nội bộ được phân loại như thế nào?
Thông thường, sẽ có 1 hay 2 người làm nhân viên KTNB tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song, ở những doanh nghiệp quy mô lớn hơn, thì có thể ứng tuyển kế toán nội bộ và đảm nhiệm những mảng kế toán riêng như:
Kế toán tổng hợp
Vị trí này có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán để có thể dễ dàng theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra còn theo dõi các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp, lập báo cáo cho kế toán trưởng để có điều chỉnh hợp lý.
Kế toán kiểm soát tiền mặt
- Làm nhiệm vụ cập nhật chính xác, nhanh nhất, đầy đủ, kịp thời về các khoản thu – chi – tồn của quỹ tiền mặt. Sau đó ghi chép vào sổ quỹ để báo cáo khi cần cho cấp trên.
- Tiến hành kiểm kê, hoạch định để thực hiện quản lý quỹ tiền mặt theo đúng quy định về trách nhiệm đã nêu trên.
Kế toán kho
Thực hiện việc lập chứng từ xuất nhập, nhập – xuất hàng. Công việc này được căn cứ vào chứng từ ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập xuất tồn hàng.
Kế toán ngân hàng
Công việc của kế toán ngân hàng nằm ở tài khoản tại ngân hàng, lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản. Nhân viên kế toán ngân hàng có nhiệm vụ theo dõi luồng tiền qua ngân hàng để cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý nguồn tiền tại ngân hàng theo chứng từ ghi trong sổ theo dõi.
Kế toán thanh toán tiền lương
Nhân viên kế toán tiền lương có nhiệm vụ soạn thảo hợp đồng lao động và quản lý hợp đồng lao động theo quy định của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng quy chế lương và các tính lương để thanh toán lương, quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Kế toán bán hàng
- Theo dõi, lập hóa đơn, chứng từ mua – bán hàng hóa của doanh nghiệp.
- Ghi chép, tổng hợp các số liệu, doanh thu cụ thể của hoạt động mua bán hàng ngày.
- Vào cuối ngày, tiến hành đối chiếu sổ sách với thủ kho về số lượng hàng đã xuất, hàng còn tồn kho trong ngày.
Kế toán theo dõi công nợ:
- Có nhiệm vụ xác nhận các vấn đề về công nợ với khách hàng hoặc nhà cung cấp.
- Sau khi nhận các hóa đơn mua – bán hàng, chứng từ thanh toán… tiến hành xác nhận tính chính xác.
- Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, đối tác.
- Khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ hợp đồng theo hóa đơn bán hàng, tiến hành lập bảng theo dõi tình hình thanh toán từng khoản.
- Thực hiện bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty.
- Theo dõi và lập bảng báo cáo các khoản công nợ hoặc công nợ đặc biệt.
- Tiến hành kiểm tra, theo dõi từng khoản công nợ tạm ứng hoặc công nợ ủy thác nếu có.
Kế toán trưởng
Nhiệm vụ chính của một người kế toán trưởng là điều hành các công việc của phòng kế toán. Cụ thể, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát số liệu của kế toán tổng hợp và các kế toán viên sao cho hợp lí và tuân thủ theo quy định. Đồng thời tham mưu cho giám đốc công ty về tình hình tài chính, lợi nhuận và hướng phát triển có lợi cho doanh nghiệp …
Kế toán nội bộ có thể làm việc ở đâu?
- Hầu như tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước đều rất cần tuyển kế toán viên. Mục đích là để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền và thuế cùng các nghiệp vụ quan trọng khác của kế toán. Học ngành kế toán, các bạn có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ trên khắp các khu vực cả nước.
- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán có nhiều cơ hội việc làm tại các cơ sở như sau:
- Các doanh nghiệp và đơn vị tổ chức hoạt động với mục đích phát sinh lợi nhuận như. Trong đó bao gồm các doanh nghiệp tư nhân. Cũng có các công ty, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoặc các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại,…
- Các đơn vị công hoặc đơn vị làm việc phi lợi nhuận. Bao gồm các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
- Cơ quan quản lý nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư…
- Các trường Đại học, Cao đẳng, các trung tâm đào tạo kế toán.
Khi nắm bắt được công việc của một kế toán nội bộ bạn có thể tự tin ứng tuyển các thông tin việc làm tuyển dụng kế toán nội bộ. Đồng thời dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn.
Bài viết liên quan