Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

24/08/2020 11:28 PM    |    Tìm việc   >  Bài đọc nhiều (Side bar)

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ cho hoạt động hàng ngày của các doanh nghiệp, tổ chức.

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động trong tiếng Anh được gọi là “Working Capital” (viết tắt là WC). Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của các tổ chức, doanh nghiệp… (không ngoại trừ cả cơ quan Chính phủ), nguồn lực này dùng để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của chính họ. Tương tự như các loại tài sản cố định gồm trang – thiết bị, nhà máy…, vốn lưu động cũng được xem là một bộ phận của vốn hoạt động.

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là gì?

Loại vốn này cũng được coi như tài sản hiện tại trừ nợ ngắn hạn. Nếu tài sản hiện tại ít hơn nợ ngắn hạn thì người ta gọi trường ấy là thâm hụt vốn lưu động. Khi tính toán vốn lưu động, chúng ta sẽ xác nhận được một doanh nghiệp có thể đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của họ không và liệu sẽ cần thời gian bao lâu để họ thực hiện xong các nghĩa vụ ấy.

>>>Xem thêm: Thông tin các doanh nghiệp cần tuyển kế toán được cập nhật mới nhất. Xem và ứng tuyển ngay!

Vai trò của vốn lưu động

Tiếp nối phần khái niệm vốn lưu động là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vai trò của vốn lưu động nhé!

Trước khi đi vào sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị các loại tài sản cố định như trang – thiết bị, máy móc, nhà xưởng… Ngoài ra, họ còn phải bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua nguyên – vật liệu, trang/thiết bị… để phục vụ sản xuất nữa. Vốn lưu động sẽ là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp có thể hoạt động, họ phải có đủ vốn lưu động thì mới có thể tiến tới những bước tiếp theo!

Vai trò của vốn lưu động

Vai trò của vốn lưu động

Vốn lưu động còn ảnh hưởng lớn tới quy mô hoạt động của các doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô thì nhất định phải huy động được một lượng vốn đầu tư đủ nhiều. Vốn lưu động giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt các cơ hội tốt và tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp ấy để họ có thể cạnh tranh với các đối thủ ngang tầm. Loại vốn này cũng là một nhân tố tác động mạnh đến giá thành sản phẩm.

>>>Học cách viết thư xin việc chuẩn để chinh phục cả nhà tuyển dụng khó tính nhất!

Công thức và cách tính vốn lưu động

Công thức tính vốn lưu động:

Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn nợ ngắn hạn

Để tính được vốn lưu động, chúng ta phải tìm hiểu rõ về tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trước đã!

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn (TSNH) là loại tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển thành tiền mặt trong khoảng thời gian 1 năm, ví dụ như: chi phí trả trước, chi phí tồn kho, các khoản thu… Muốn biết thông tin về TSNH thì hãy đọc bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nó có chứa mục “Tổng tài sản ngắn hạn”.

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Nếu bạn không thấy thông tin về tổng TSNH ở trên bảng cân đối này thì hãy rà soát từng dòng rồi cộng toàn bộ tài khoản đáp ứng đủ tiêu chí để trở thành TSNH và bạn sẽ có được kết quả mình cần.

>>>Tìm việc làm TPHCM nhanh chóng, dễ dàng cùng website Tìm việc uy tín nhất hiện nay. Xem ngay!

Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn (NNH) là những khoản mà doanh nghiệp cần phải thanh toán xong trong khoảng thời gian một năm. NNH sẽ gồm: khoản phải trả, các khoản vay ngắn hạn phải trả và nợ dồn tích.

Tương tự như tài sản ngắn hạn, bạn sẽ tìm thấy thông tin về nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Nếu bảng không có đủ thông tin bạn cần thì hãy tiến hành cộng tất cả các tài khoản NNH đã được liệt kê trong đó và bạn sẽ thu được kết quả mình cần.

Vốn lưu động

Một khi đã có đủ thông số cần thiết về tài khoản ngắn hạn và nợ ngắn hạn thì việc tính vốn lưu động chẳng có gì khó khăn cả. Bạn chỉ việc lấy tổng TSNH trừ đi tổng NNH, kết quả bạn thu được chính là vốn lưu động.

Ví dụ, doanh nghiệp A có tài sản ngắn hạn là 2,2 tỷ VNĐ; nợ ngắn hạn là 500.000.000 VNĐ thì vốn lưu động của doanh nghiệp ấy là 1,7 tỷ VNĐ.

Trên đây là những thông tin Tìm việc kế toán muốn chia sẻ đến bạn về khái niệm vốn lưu động. Bạn hẳn đã nắm được vốn lưu động, vai trò và cách tính loại vốn này rồi. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn!

>>>Xem thêm: Vốn điều lệ là gì? Giải đáp một số câu hỏi liên quan về vốn điều lệ

Tags: vốn

Bài viết liên quan

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch...

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.