Tìm việc kế toán cho sinh viên mới ra trường làm sao cho hiệu quả?

21/06/2019 02:18 PM    |    Tìm việc   >  Tuyển dụng

Kế toán hiện nay đang là một trong những ngành HOT nhất nhưng để tìm việc kế toán khi mới ra trường không phải điều đơn giản chút nào.

Không riêng gì các ứng viên là sinh viên mới ra trường, bất cứ người nào đi xin việc cũng đều phải hoàn thiện các khâu từ hồ sơ đến phỏng vấn. Với sinh viên kế toán mới ra trường, ngoài việc tạo một bản CV ấn tượng, bạn còn phải cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn với công việc.

Chuẩn bị CV xin việc thật ấn tượng

CV xin việc được xem như cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ứng viên với nhà tuyển dụng. Hồ sơ để tìm việc kế toán của sinh viên mới ra trường càng cần được “đầu tư”. Bởi đây là chiếc cầu nối thể hiện mong muốn của bạn với vị trí ứng tuyển. Vì vậy bạn cần đặc biệt trau chuốt, chuẩn bị kỹ một bản CV ấn tượng.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp 

Mục tiêu nghề nghiệp luôn là thông tin đầu tiên trong một CV xin việc. Tuy nhiên nhiều người thường mô tả chung chung như mong muốn làm việc lâu dài. Hay cống hiến năng lực của mình cho công ty. Hãy định hình lại vấn đề để tạo ấn tượng ngay từ phần mở đầu này. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình tìm việc làm kế toán.

kinh-nghiem-tim-viec-ke-toan-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-1

Mục tiêu nghề nghiệp cần được xác định cụ thể để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Để viết được một mục tiêu ấn tượng, bạn nên đọc kỹ mô tả công việc từ phía nhà tuyển dụng. Hãy xem họ cần gì ở các ứng viên. Từ đó nêu ra mục tiêu rõ ràng và phù hợp. Mục tiêu này càng cụ thể càng tốt, nhưng cũng đừng quá khiêm tốn.

Thành tích học tập

Vì là sinh viên mới ra trường nên thành tích học tập chính là điểm mấu chốt để bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Sau mục tiêu nghề nghiệp thì trình độ học vấn là một yêu cầu cơ bản được nhà tuyển dụng để ý.

Bạn không có kinh nghiệm làm việc trong các công ty, đừng quá lo lắng. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có năng lực chuyên môn qua bảng thành tích học tập tốt. Bạn cũng đừng quên trình bày những khóa học có liên quan đến nghiệp vụ kế toán mà bạn được học.

Kinh nghiệm làm việc

Nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm

Yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm là điều mà nhà tuyển dụng nào cũng luôn đặt ra. Nhất là với đặc thù công việc của một kế toán. Vì tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác, nhanh nhạy.

Thông thường không có nhà tuyển dụng nào chấp nhận giao giấy tờ, tài sản cho một kế toán mơ hồ trong công việc. Vì công việc của kế toán quyết định đến lợi ích trực tiếp của công ty và nhân viên trong công ty. Bởi vậy khi tìm việc kế toán, đừng kêu trời nếu các tin tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm.

Làm cách nào để lấp chỗ trống kinh nghiệm cho sinh viên mới ra trường?

Rõ ràng những người mới ra trường sẽ không thể có kinh nghiệm làm việc ở vị trí kế toán trong doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng nhận ra được khi xem hồ sơ của bạn. Thế nhưng ngay cả khi chưa từng làm việc thực tế, bạn cũng đừng bỏ qua mục kinh nghiệm làm việc.

kinh-nghiem-tim-viec-ke-toan-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-2

Những khóa học và kỹ năng thực tế của bạn cũng cần được liệt kê vào phần kinh nghiệm

Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá cao khả năng ham học hỏi và nhạy bén với công việc của bạn. Trừ khi công ty nhất quyết tuyển vị trí cần nhiều kinh nghiệm thực tế, bạn vẫn có cơ hội rất lớn dù bạn chưa trực tiếp được làm việc với vai trò của một kế toán.

Trình bày rõ kỹ năng của mình 

Nhà tuyển dụng nào cũng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Những kỹ năng cần có của một kế toán phải kể đến như kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ, giao tiếp … Bạn có thể kể ra một số kỹ năng nổi trội của bản thân trong CV để tạo ấn tượng.

Chẳng hạn như tốc độ đánh máy nhanh, thành thạo word, excel, powerpoint… Khả năng giao tiếp và xử lý tình huống khéo léo cũng là một kỹ năng bạn nên có khi tìm việc làm kế toán. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia những khóa học kế toán thực hành , làm việc nhóm… hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng.

Thông tin bổ sung 

Sau khi đã trình bày mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng… bạn nên bôt sung thêm những thông tin khác liên quan đến công việc vào CV. Chẳng hạn như tính cách, sở thích và thói quen cá nhân của bạn.

Vì nghề kế toán yêu cầu tính chính xác, cẩn trọng nên hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người tỉ mỉ, cẩn thận. Bạn cũng là một người chăm chỉ, cầu toàn, hãy thể hiện điều đó trong phần thông tin bổ sung này.

Kinh nghiệm trong buổi phỏng vấn

Nếu đã tạo ấn tượng được nhà tuyển dụng qua vòng hồ sơ, bạn sẽ được gọi phỏng vấn. Vòng phỏng vấn luôn đặc biệt quan trọng với ứng viên, không riêng gì với ứng tuyển kế toán. Bạn hãy chuẩn bị cho mình thật chu đáo những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho một buổi phỏng vấn thành công nhé.

Tìm hiểu kỹ công ty mời bạn phỏng vấn

Đây là việc bắt buộc bạn phải làm trước khi buổi phỏng vấn diễn ra. Bạn không thể đi phỏng vấn trong tâm thế của “người trên trời rơi xuống”. Thông qua trang web hoặc bạn bè, hãy nắm bắt những điều đó để biết được mình sẽ phỏng vấn tìm việc làm kế toán trong môi trường nào.

kinh-nghiem-tim-viec-ke-toan-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-3

Tìm kiếm những thông tin về công ty là cách “ghi điểm” với nhà tuyển dụng

Đồng thời, hãy tìm hiểu về vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Công việc của vị trí đó là gì? Có những yêu cầu gì đặc biệt không? Trong phần này hãy đọc kỹ lại mô tả và yêu cầu công việc trong bản tin tuyển dụng.

Thể hiện năng lực trong vòng nghiệp vụ

Đối với vị trí kế toán, thông thường sẽ có một vòng phỏng vấn tuyển nghiệp vụ. Người phỏng vấn thường là kế toán trưởng. Họ sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống.

Mục đích chính của vòng này là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần bạn nắm chắc kiến thức đã học. Hãy bình tĩnh và thể hiện năng lực của mình để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Chú ý đến thái độ

Bạn phải là một người chỉn chu từ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ khi đi phỏng vấn. Có như vậy thì nhà tuyển dụng mới “chấm điểm” cao cho bạn. Hãy chủ động xác nhận về thời gian phỏng vấn, địa điểm, tên người phụ trách của công ty sẽ tham dự phỏng vấn, địa chỉ liên lạc…

Bạn cũng nên đến sớm trước khoảng thời gian được hẹn khoảng 15 phút. Khoảng thời gian này sẽ giúp bạn tiện liên hệ với lễ tân của công ty. Hãy chắc chắn liên hệ được với lễ tân trước giờ phỏng vấn ít nhất 5 phút. Đây được xem là khoảng thời gian lý tưởng để kế toán tìm việc có tâm lý thoải mái trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn.

Chú ý đến trang phục khi phỏng vấn

Trang phục thông thường khi đi phỏng vấn vị trí kế toán là áo sơ mi đơn giản kết hợp với quần tây hoặc chân váy tây. Một bộ trang phục phù hợp sẽ giúp bạn tự tin và thoải mái khi đối diện với nhà tuyển dụng.

Quần Jean, áo thun là những trang phục bạn nên tránh mặc trong buổi phỏng vấn. Bạn cũng không nên mặc những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe loẹt. Những bộ cánh như vậy sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng.

Trên đây là những kinh nghiệm quý báu cho sinh viên mới ra trường tìm việc kế toán. Hy vọng rằng đây sẽ là thông tin giúp bạn có thêm kỹ năng để dễ dàng tìm kiếm một công việc bạn yêu thích.

Bài viết liên quan

Tuyển dụng kế toán trưởng: Những kỹ năng ứng viên cần có

Tuyển dụng kế toán trưởng: Những kỹ năng ứng viên cần có

Tuyển dụng kế toán trưởng trong doanh nghiệp là vấn đề mà các nhà tuyển dụng cần quan tâm vì...

Kinh nghiệm tham gia phỏng vấn tuyển nhân viên kế toán

Kinh nghiệm tham gia phỏng vấn tuyển nhân viên kế toán

Thông tin về các buổi phỏng vấn tuyển nhân viên kế toán được các ứng viên đặc biệt quan tâm....

Quy trình phỏng vấn tuyển kế toán viên cho nhà tuyển dụng

Quy trình phỏng vấn tuyển kế toán viên cho nhà tuyển dụng

Kế toán viên là vị trí quan trọng trong mọi doanh nghiệp vì vậy mà khâu tuyển toán viên là...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Bài mới nhất

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ…

Ấn Định Thuế là Gì? Cách Thức Áp Dụng Ấn Định Thuế

Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế là một khái niệm cơ bản, và “ấn định thuế” là…

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, “chứng từ kế toán tiếng Anh” là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.