Tổng quan công việc của một nhân viên kế toán lương

19/07/2019 02:32 PM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Kế toán lương là vị trí quan trọng bậc nhất trong phòng kế toán của mỗi doanh nghiệp, cơ quan. Do đó nhu cầu tuyển nhân viên kế toán tiền lương khá cao.

Không thể phủ nhận hiện nay nghề kế toán đã giảm bớt sức hút so với khoảng chục năm trở trở về trước nhưng không vì thế mà nghề kế toán mất đi vị trí dẫn đầu của nó. Nghề kế toán là một mắt xích quan trọng trong việc kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển thì kinh tế xã hội sẽ phát triển.

tong-quan-cong-viec-cua-mot-nhan-vien-ke-toan-luong-1

Cơ hội nghề nghiệp của một nhân viên kế toán tiền lương.

Vì tầm quan trọng và những đóng góp của nó cho sự phát triển chung của nền kinh tế và toàn xã hội nên nghề kế toán vẫn luôn được săn đón và những kế toán viên giỏi vẫn được trọng vọng.

Vậy nghề kế toán lương là gì? Trách nhiệm của một kế toán tiền lương là phải làm những gì? Những thông tin đó sẽ được cung cấp trong bài viết sau giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về nghề kế toán lương và có thể tìm được hướng đi phù hợp cho bản thân.

Tổng quan công việc 

Trước tiên một kế toán tiền lương cần chú ý đến những điều sau rồi mới bắt tay vào công việc đó là:

  • Bảng chấm công
  • Bảng theo dõi thời gian đi làm
  • Thời gian làm thêm giờ của nhân viên
  • Mức độ hoàn thành kế hoạch được giao của nhân viên
  • Việc ký kết hợp đồng của nhân viên,
  • Hoa hồng từ việc ký kết hợp đồng, bán sản phẩm …
tong-quan-cong-viec-cua-mot-nhan-vien-ke-toan-luong-2

Tìm việc làm nhân viên kế toán lương.

Những điều mục trên chính là cơ sở để kế toán viên thực hiện nhiệm vụ chính của mình.

Kế toán tiền lương trong một ngày thường phải làm:

  • Ghi chép báo cáo kịp thời với ban giám đốc số lượng nhân viên đi làm, thời gian tham gia lao động, tính toán số tiền lương phải trả cho người lao động.
  • Tính toán tiền lương theo đúng bộ phận, phòng, ban công tác của nhân viên tránh tình trạng nhầm lẫn mức lương của nhân viên khác phòng ban.
  • Đối soát mức lương dựa theo bảng chấm công và các mục liên quan như ngày nghỉ phép có lương, ngày nghỉ phép không lương, nghỉ phép theo quy định, nghỉ phép không theo quy định;
  • Đối soát dựa vào quy chế lương thưởng của từng bậc lương; tính lương chính xác sau khi đã kê khai tất cả các khoản chi cho BHXH, BHYT, và các khoản phụ cấp, trợ cấp theo ngày, theo tháng và trợ cấp làm việc tăng ca …
  • Kế toán lương cần đảm bảo trả lương cho người lao động đúng thời hạn quy định nhận lương hàng tháng của doanh nghiệp. Đồng thời phải giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, chức năng, lập kế hoạch quỹ lương kỳ sau.
  • Xây dựng thang bảng lương để đóng BHXH và nộp cho cơ quan bảo hiểm
  • Hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ của tiền lương để đủ cơ sở chắc chắn tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

Bên cạnh đó, kế toán tiền lương còn phải quản lý việc tạm ứng lương cho người lao động trong doanh nghiệp qua các bước chính như:

  • Quản lý các kỳ tạm ứng lương cho nhân viên công ty trong 1 tháng
  • Quản lý và tính toán lương tạm ứng cho toàn thể nhân viên doanh nghiệp, 1 phòng ban trong doanh nghiệp hay một cá nhân trong doanh nghiệp
  • Xây dựng mức tạm ứng lương dựa theo các thông số như % lương cơ bản hoặc giá trị tiền riêng cho từng cá nhân trong doanh nghiệp.
tong-quan-cong-viec-cua-mot-nhan-vien-ke-toan-luong-3

Bạn có biết nhân viên kế toán tiền lương thường sẽ phải làm gì chưa?

Một nhiệm vụ quan trọng nữa của kế toán tiền lương là quản lý kỳ lương chính của doanh nghiệp:

  • Nắm rõ các thông tin, quy định về mức lương cứng của nhân viên cũng như các khoản trợ cấp, thưởng phạt dựa theo lương cứng.
  • Chú ý đến mức lương, mức khấu trừ lương và thời gian lao động theo quy định của lao động thời vụ, nhân viên thử việc bởi những đối tượng lao động này có tính lương khác so với các nhân viên chính thức.
  • Tính toán, kê khai các khoản phụ cấp, thu nhập và các khoản khấu trừ lương
  • Tìm hiểu về các khoản thu nhập bị đánh thuế và các khoản thu nhập không phải chịu thuế theo quy định
  • Chịu trách nhiệm đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên khi đến hạn và hỗ trợ nhân viên đóng BHXH theo quy định của doanh nghiệp.
  • Nắm rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách tính lương của nhân viên và lợi ích của doanh nghiệp
  • Biết cách tính thuế TNCN và kê khai thuế TNCN của nhân viên và doanh nghiệp.
  • Hiểu rõ về giải quyết các quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng của nhân viên
  • Đảm bảo hoàn thành các thủ tục, hợp đồng liên quan đến lương nhân viên một cách nhanh gọn, trơn tru.

Kế toán lương phải đảm bảo những tiêu chí gì?

  • Kế toán tiền lương thì việc nắm rõ các chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp là điều bắt buộc để có thể hoàn thành công việc được giao.
  • Nắm rõ các quy định của pháp luật đối với lương người lao động và quy định của doanh nghiệp với việc trả lương nhân viên.
  • Nhạy bén, biết hợp tác với các phòng ban khác trong doanh nghiệp để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.

Hi vọng những thông tin chi tiết cho vị trí này trên đây đã cung cấp cho những ứng viên có ý định hướng nghiệp và có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

>> Xem thêm: Một số kiểu Cricket phổ biến hiện nay giúp bạn dễ lựa chọn chơi sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng

Bài viết liên quan

Ngành Kiểm Toán là gì: Ý Nghĩa, Tầm Quan Trọng và Tương Lai

Trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay, việc có các dịch vụ kiểm toán chất lượng là điều...

Hướng Dẫn Kế Toán Mới Ra Trường: Nên Làm Gì Sau Khi Tốt Nghiệp?

Kế toán là một lĩnh vực rộng lớn và hấp dẫn, thu hút rất nhiều sinh viên mới ra trường...

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Với mỗi vị trí kế toán sẽ...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Kế Toán Chi Phí: Bí Quyết Quản Lý Tài Chính Cho Doanh Nghiệp

Kế toán chi phí là một phần quan trọng của quản lý tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Việc hiểu…

Quy Trình Kế Toán Thuế Trong Doanh Nghiệp

Quy trình kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.…

Niên Độ Kế Toán là gì? Vai Trò Trong Quản Lý Tài Chính

Niên độ kế toán là một khái niệm phức tạp liên quan đến quy trình kế toán và quản lý…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.