Công việc kế toán: Ngành nghề chưa bao giờ hết thời
Công việc kế toán phải làm là gì? Đây là câu hỏi chung của phần lớn các sinh viên kế toán. Dưới đây là những định hướng cần thiết cho họ!
- Công việc của kế toán là gì và những lưu ý cần biết
- Kế toán là gì và công việc của một kế toán thực thụ
Khái niệm
Trước khi tìm hiểu về công việc kế toán thì bạn cần nắm được khái niệm kế toán trước đã. Kế toán chính là loại hình công việc tiếp nhận, giải quyết cũng như cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh…
Kế toán là bộ phận đóng vai trò then chốt, không thể thiếu được trong việc quản lý kinh tế của các đơn vị nói riêng và toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung.
Kiến thức được học khi chọn ngành Kế toán
Khi đã chọn hướng nghiệp ngành Kế toán, trước tiên bạn sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về kế toán kiểm toán như: khung pháp lý; hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng như quốc tế; quy định về đạo đức nghề nghiệp; các nghiệp vụ kế toán như: phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu…
Ngoài ra, sinh viên Kế toán sẽ được học các môn mang tính chuyên môn và cụ thể hơn như: Nguyên lý kế toán, Phân tích báo cáo tài chính, Thuế… Họ cũng có cơ hội trau dồi các kỹ năng cần thiết cho công việc về sau như kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, quản lý thời gian…
Công việc kế toán phải làm
Công việc phải làm của một nhân viên kế toán có thể nói là nhiều không đếm xuể. Nhiệm vụ của họ thậm chí còn được phân theo từng mốc thời gian như: đầu năm, cuối năm, hàng ngày, hàng tháng, hàng quý…
Công việc khá vất vả và đôi khi bạn sẽ cảm thấy stress với đống giấy tờ sổ sách nhưng nếu đó thực sự là con đường bạn muốn đi thì ngại chi vất vả đúng không nào? Dưới đây là danh sách chi tiết công việc kế toán phải hoàn thành:
Công việc đầu năm
- Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của tháng 12/quý IV năm trước
- Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý IV năm trước liền kề (NTLK)
- Nộp báo cáo tài chính (BCTC) tình hình sử dụng hóa đơn (HĐ) quý IV của NTLK
- Nộp BCTC, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của NTLK
Công việc hằng ngày
- Ghi chép, thu gom, giải quyết các loại hoá đơn, chứng từ kế toán cũng như lưu trữ chúng
- Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi và các sổ sách khác…
Công việc hàng tháng
- Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng và cả các loại thuế khác nếu phát sinh
- Lập báo cáo tình hình sử dụng HĐ hàng tháng
- Tính tiền lương, thưởng, bảo hiểm và những phụ cấp khác của người lao động nếu có
- Tính giá hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
- Tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ dụng cụ thiết bị
Công việc hàng quý
- Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý, tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo quý và tờ khai thuế Tạm tính Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý (với điều kiện doanh nghiệp của bạn kê khai các loại thuế này theo quý)
- Lập báo cáo tình hình sử dụng HĐ theo quý
Công việc cuối năm
- Làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và quý IV
- Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân của năm và báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm
- Lập BCTC năm và thuyết minh BCTC
- Kiểm kê kho hàng, các loại quỹ và tài sản của doanh nghiệp
- Đối chiếu công nợ
- Kiểm tra, đối chiếu các loại sổ tổng hợp và chi tiết
- In sổ sách, chứng từ và trình ký các loại chứng từ, sổ sách ấy
- Lưu trữ đầy đủ các loại sổ sách, chứng từ
>> Xem thêm: Tìm hiểu về giá trị của văn bằng chứng chỉ sau khi chính thức hoàn thành nội dung giáo dục
Bài viết liên quan