Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Vai trò của nó với nền kinh tế

22/07/2019 09:27 AM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Khi doanh nghiệp thành lập sẽ có rất nhiều khoản liên quan đến pháp luật. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Hiểu một cách nôm na, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế mà tất cả các doanh nghiệp, công ty dịch vụ,…. đều phải đóng theo quy định của Nhà nước.

Đây là loại thuế phải đóng cho nhà nước dựa trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Vai trò của nó với nền kinh tế 1

Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập là gì?

  • Thu nhập là khoản tài sản tăng thêm của một chủ thể xác định như doanh nghiệp, quốc gia, cá nhân. Khi đó thu nhập sẽ được gọi là thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân….
  • Thu nhập cũng có thể hiểu là thu nhập thực tế nhận về sau khi đã trừ đi các khản chi phí khác một cách hợp lý.

“Như vậy có thể hiểu thu nhập là các khoản tiền hoặc vật chất mà các thể nhân hoặc pháp nhân nhận được từ hoạt động sản xuất , kinh doanh, dịch vụ hoặc từ các hành vì hợp pháp khác.”

>> Xem thêm: Những điều cần nắm vững khi tham gia tuyển dụng kế toán hiện nay

Đối tượng nào phải nộp thuế TNDN?

Đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức có hoạt động sản hóa, hàng hóa, dịch vụ phải chụi đóng thuế theo quy định của nhà nước, trong đó có:

  • DN được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • DN được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (DN nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại VN.
  • Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
  • Ðơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật VN
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Thuế TNDN còn áp dụng với các đối tượng là các nhân (CN) người VN có kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, sản xuất thuộc các tiêu chí sau:

  • CN và nhóm CN kinh doanh;
  • Hộ kinh doanh cá thể;
  • CN hành nghề độc lập có hoặc không có văn phòng, địa điểm hành nghề cố định thuộc đối tượng kinh doanh (trừ người làm công ăn lương) phải đăng ký nộp thuế TNDN với cơ quan thuế như: bác sỹ, luật sư, kế toán, kiểm toán,…
  • CN cho thuê tài sản như nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.
  • CN ngoại quốc kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài như: cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công nghệ,….
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Vai trò của nó với nền kinh tế 2

Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Căn cứ tính thuế TNDN

Thuế TNDN được tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất.

Thu nhập tính thuế (TNTT)

  • TNTT  trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế được miễn thuế và các khoản lô được kết chuyển từ các năm trước.
  • Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
  • Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế

Thuế suất (TS)

TS thuế TNDN là 25% trừ trường hợp:

–  TS TNDN đối với hoạt động tìm kiếm , thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

– Ưu đãi TS:

+ DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiên kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn , khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của nhà nước , sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng TS 10% trong thời gian mười lăm năm.

  • DN hoạt động trong lĩnh vự giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường áp dụng TS 10%
  • DN thành lập mới từ dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn được áp dụng TS 20% trong thời gian mười năm.
  • Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng TS 20%.
  • Thời gian áp dụng TS ưu đãi quy định tại điều này được tính từ năm đầu tiên DN có doanh thu.

>> Xem thêm: Các ấn phẩm của HBR mà độc giả không nên bỏ qua

Thuế TNDN có vai trong như thế nào trong nền kinh tế quốc dân?

Luật thuế TNDN năm 2003 được chính thức đưa vào thực thi từ 01/01/2004 đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong nền kinh tế và bộ máy hoạt động cảu các tổ chức kinh doanh hàng hóa, sản xuất, dịch vụ. Theo đó, đối tượng chịu thuế đã đa dạng hơn, bao gồm toàn bộ thu nhập nhận được trong nền kinh tế thị trường và thống nhất áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình DN.

Luật thuế mới cũng tạo ra sự bình đẳng giữa các DN nước ngoài và các DN trong nước,giúp môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn. Những lợi ích này đã giúp nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển và nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Vai trò của nó với nền kinh tế 3

Định nghĩa thuế thu nhập doanh nghiệp

Vai tròn của thuế TNDN rất rõ ràng và biểu hiện trên tất cả các mặt của nền kinh tế xã hội nước nhà:

  • Thuế TNDN giúp thúc đẩy đầu tư và phát triển các dự án kinh tế – xã hội, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ thông qua các quy định về ưu đãi thuế, các yếu tố kỹ thuật trong tính thuế, quản lý thuế.
  • Thuế TNDN giúp ngân sách nhà nước được đảm bảo nguồn thu một cách tuyệt đối, từ đó đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của chính phủ.
  • Thuế TNDN đóng góp 1 phần không nhỏ trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, giúp nền kinh tế quốc dân phát triển một cách đồng đều, đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.

Tự chung lại, thuế TNDN có vai trò rất lớn trong sự phát triển của 1 DN, giúp DN tăng cường công tác quản lý nội bộ cũng như xác định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Không chỉ vậy thuế TNDN còn là một công cụ hữu hiệu trong việc điều chỉnh nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. Hi vọng các doanh nghiệp cá nhân đã có được những thông tin bổ ích trong quá trình kinh doanh và quan trọng nhất là đảm bảo nộp thuế đúng và đủ theo quy định của nhà nước.

>> Xem ngay: Các vị trí được nhiều ứng viên lựa chọn tìm việc kế toán ở Hồ Chí Minh nhất hiện nay

Tags:

Bài viết liên quan

PPE trong Kế Toán là Gì? Ảnh Hưởng của PPE Đến Báo Cáo Tài Chính

Trong lĩnh vực kế toán, PPE là một khái niệm quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Trong...

2 Phương Pháp Kế Toán Chi Phí Phổ Biến Hiện Nay

Kế toán chi phí là một phần quan trọng của quản lý tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Việc hiểu...

Niên Độ Kế Toán là gì? Vai Trò Trong Quản Lý Tài Chính

Niên độ kế toán là một khái niệm phức tạp liên quan đến quy trình kế toán và quản lý...

Bài đọc nhiều

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán: Ý Nghĩa, Bước Thực Hiện và Lợi Ích

Tổ chức bộ máy kế toán là một quy trình quan trọng giúp cải thiện hiệu suất và đảm bảo…

PPE trong Kế Toán là Gì? Ảnh Hưởng của PPE Đến Báo Cáo Tài Chính

Trong lĩnh vực kế toán, PPE là một khái niệm quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Trong…

2 Phương Pháp Kế Toán Chi Phí Phổ Biến Hiện Nay

Kế toán chi phí là một phần quan trọng của quản lý tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Việc hiểu…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.