Thanh toán điện tử là gì? Khái niệm và những thông tin liên quan khác
Thanh toán điện tử là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Không chỉ vậy, bạn sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích khác nữa!
- Chữ ký điện tử là gì? Khái niệm và mối liên hệ với chữ ký số
- Dân văn phòng bỏ túi ngay những phần mềm quản lý văn bản miễn phí
Thanh toán điện tử là gì? Cổng thanh toán trực tuyến là gì?
Thanh toán điện tử (TTĐT) hay thanh toán trực tuyến là loại mô hình giao dịch không sử dụng tiền mặt. Nó đã trở nên cực kỳ phổ biến trong những năm gần đây, dần dần được yêu thích hơn hẳn phương thức thanh toán truyền thống.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì TTĐT là việc giao dịch qua Internet, thông qua sự giúp đỡ của mạng Internet người dùng có thể thực hiện các hoạt động như thanh toán, chuyển tiền, nạp tiền, rút tiền…
Và việc thanh toán điện tử thì thường được thực hiện qua các cổng thanh toán trực tuyến (TTTT). Vậy cổng thanh toán trực tuyến là gì? Đã hiểu được khái niệm TTĐT thì bạn chắc hẳn cũng suy luận được định nghĩa cổng thanh toán trực tuyến. Cổng TTTT thực chất chính là dịch vụ trung gian giúp người dùng thực hiện việc thanh toán với bên ngân hàng.
Khi mua hàng hoặc làm các giao dịch online, khách hàng thường sử dụng tiền trong tài khoản ngân hàng của mình để chi trả. Và cổng TTTT hỗ trợ họ hoàn thành việc ấy 1 cách nhanh chóng và tiện lợi nhất có thể.
>> Tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích tại đây: https://timviecketoan.com/
Các hình thức TTĐT phổ biến nhất hiện nay
Thẻ ngân hàng
Thanh toán bằng thẻ ngân hàng là phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Thẻ thanh toán trực tuyến thường được chia thành 2 loại đó là:
- Thẻ tín dụng/ghi nợ quốc tế: Nếu bạn là chủ sở hữu của những loại thẻ như Visa, Mastercard, JCB… thì bạn có thể thanh toán trực tuyến ở tất cả các website có kết nối với cổng thanh toán Onepay. Loại thẻ này khá phổ biến, hầu như công dân Việt Nam ai cũng có 1 thẻ ngân hàng loại này để sử dụng thanh toán và giao dịch.
- Thẻ ghi nợ nội địa: Loại thẻ này khá được ưa chuộng ở quốc tế nhưn tại Việt Nam thì nó chưa phổ biến. Ở Việt Nam hiện tại, chỉ có chủ thẻ Connect 24 của Vietcombank và chủ thẻ đa năng của DongA Bank (ngân hàng Đông Á) là có thể sử dụng kiểu thanh toán này. Họ có thể thanh toán tại tất cả các trang web có kết nối với ngân hàng của họ và cổng TTTT OnePay.
>> Đọc ngay: Các việc làm kế toán tại Hồ Chí Minh được quan tâm nhiều nhất
Cổng thanh toán trực tuyến
Như đã nói ở trên thì cổng thanh toán trực tuyến là trung gian giữa các khách hàng mua hàng/giao dịch online với các ngân hàng. Loại cổng TT ĐT này sẽ cung cấp hệ thống kết nối an toàn cho khách hàng, họ có thể yên tâm sử dụng thẻ ngân hàng của bản thân để thanh toán chi phí mua hàng.
Hiện tại ở Việt Nam, một vài ngân hàng cũng đã triển khai hình thức cổng TTTT, điển hình Techcombank (ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam) và DongA Bank (ngân hàng Đông Á). Cụ thể như sau:
- Cổng TTĐT F@st Mobipay: F@st Mobipay là cổng thanh toán của Techcombank, nó cho phép khách hàng mở tài khoản và thanh toán các hóa đơn bằng tin nhắn gửi đến số tổng đài của ngân hàng. Khách hàng có thể chọn chuyển khoản qua Internet Banking, cách này vừa an toàn lại tiện lợi và nhanh chóng.
- Cổng thanh toán Đông Á: DongA Bank từ lâu đã cho phép các chủ thẻ đa năng thanh toán trực tuyến trên “Ngân hàng Đông Á điện tử” thông qua Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking…
>> Các phần mềm kế toán được nhiều doanh nghiệp tin dùng nhất hiện nay
Ví điện tử
Ví điện tử cũng là một hình thức TTTT rất được ưa chuộng hiện nay. Nó thực chất là một tài khoản trực tuyến có thể sử dụng để nhận tiền, chuyển tiền, mua các loại mặt hàng như thẻ điện thoại, vé xem phim…
Đồng thời chủ tài khoản cũng có thể dùng nó để thanh toán các khoản phí như tiền điện, tiền nước, tiền mạng Internet… cũng như thanh toán khi mua hàng online.
Muốn sử dụng ví điện tử thì điều kiện tiên quyết là bạn phải có smartphone tích hợp ví điện tự và liên kết với ngân hàng. Nước ta hiện có khoảng hơn 20 loại ví điện tử được cấp phép, những loại ví được yêu thích và sử dụng nhiều nhất bao gồm: Momo, Moca, AirPay, WePay, Zalo Pay…
>> Xem thêm: Hacker mũ trắng – nhân vật được các doanh nghiệp, công ty giúp đỡ nhiều nhất
Bài viết liên quan