Tạm ứng lương và các quy định có liên quan người lao động cần biết
Tiền lương là vấn đề chung của tất cả những người lao động. Vậy có những quy định nào liên quan đến vấn đề tạm ứng lương?
- Hàng tồn kho là gì? Các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
- Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam: Khác biệt gì?
Các quy định khác nhau về tạm ứng lương
Theo quy định của pháp luật, tiền lương là một khoản tiền người sử dụng lao động buộc phải trả cho người lao động để thực hiện các công việc khác nhau theo hợp đồng lao động đã nêu sẵn.
Và trong những quãng thời gian khác nhau, nếu như người sử dụng lao động muốn thay đổi các hình thức trả lương, hoặc tạm ứng lương cho người lao động vì một vấn đề nào đó thì sẽ buộc phải thông báo ít nhất trước 10 ngày. Hiện nay, có một số quy định khác nhau của pháp luật về ứng lương như:
Điều 95 quy định kỳ hạn trả lương
Tùy theo hợp đồng lao động, người lao động sẽ được trả lương ngay sau giờ, sau ngày hoặc trả gộp trong tháng. Tuy nhiên, ít nhất 15 ngày thì người lao động mới nhận được tiền lương trả gộp một lần.
Đối với những người lao động hưởng lương theo tháng thì kỳ hạn trả lương sẽ phải là một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
Với những người lao động hưởng lương theo sản phẩm, kỳ hạn phải trả lương sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của 2 bên. Nếu công việc của người lao động phải làm nhiều trong tháng thì hàng tháng sẽ được ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
>> Xem thêm: Các nghiệp vụ kế toán hữu ích mà bạn không thể bỏ qua
Điều 100 về quy định tạm ứng tiền lương
Đối với việc ứng lương, vấn đề này cũng được quy định trong pháp luật như sau:
- Điều kiện ứng lương giữa người lao động và người sử dụng lao động phải do hai bên thỏa thuận.
- Người sử dụng lao động sẽ phải làm đơn xin ứng lương tương ứng với số ngày người lao động tạm nghỉ việc để thực hiện công việc cá nhân từ 1 tuần trở lên. Nhưng tối đa không quá 1 tháng.
Điều 129 về tạm đình chỉ công việc
Đối với các vấn đề tạm đình chỉnh công việc có ứng lương hay không? Người sử dụng chỉ được thực hiện sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện cho tập thể người lao động. Trong đó:
- Thời gian tạm đình chỉ công việc không quá 15 ngày, những trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày. Và trong thời gian đình chỉ, người lao động được tạm ứng 50% lương.
- Sau khi đã hết thời hạn đình chỉ, người sử dụng lao động buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc.
- Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động vẫn sẽ trả đủ tiền lương cho thời gian tạm bị đình chỉ công việc của người lao động.
>> Xem thêm: Thông tin tìm việc kế toán liên tục được cập nhật
Những trường hợp người sử dụng lao động phải tạm ứng lương
Theo quy định tại điều 100, điều 129 của bộ luật lao động, người sử dụng lao động sẽ phải ứng lương cho người lao động trong các trường hợp như:
Lao động nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên
Lúc này, mức lương tạm ứng cho người lao động của chủ doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc vào số ngày thực tế người lao động nghỉ việc. Tuy nhiên số tiền này sẽ không quá tối đa 1 tháng lương của người lao động.
Đối với trường hợp này cũng có các ngoại lệ khác nhau. Trong đó, nếu người lao động buộc phải tạm nghỉ việc để thực hiện các nghĩa vụ công dân dài hạn như: nghĩa vụ quân sự, công an thì người sử dụng không phải thực hiện làm đơn xin ứng lương. Người lao động lúc này sẽ nhận được các hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Người lao động bị tạm đình chỉ
Khi người lao động bị tạm đình chỉ công việc, họ sẽ nhận được 50% tiền ứng lương. Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật thì cũng sẽ không phải trả lại những khoản tiền tạm ứng đã nhận.
Và nếu như trong trường hợp cơ quan, doanh nghiệp không ứng lương vì một lý do nào đó. Bạn có thể gặp trực tiếp bộ phận kế toán, giám đốc doanh nghiệp để hỏi cho rõ.
Bài viết trên đây là tổng quan một số điểm về tạm ứng lương. Hãy nắm chắc điều này để bảo vệ quyền lợi cho bản thân.
>> Xem thêm: Bonus là gì? Những điều cần biết về loại tiền thưởng Bonus
Bài viết liên quan