Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam: Khác biệt gì?

26/12/2019 03:25 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Chuẩn mực kế toán quốc tế có vai trò quan trọng. Dù Việt Nam hay quốc gia nào khác cũng đều coi đây là nền tảng để tạo ra chuẩn mực kế toán cho riêng mình.

Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế

Chuẩn mực kế toán quốc tế có tên tiếng Anh là International Accounting Standards, viết tắt là IAS. Nó được soạn thảo và ban hàng bởi IASB (International Accounting Standards Board) – Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế.

Tiền thân của IASB là IASC (International Accounting Standards Committee) – Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế, ra đời vào năm 1973. Đến năm 2001 thì được đổi tên thành IASB và giữ nguyên tên gọi đó đến tận bây giờ.

IAS thực tế cũng là một cái tên cũ. Sau năm 2003, IAS được đổi sang tên gọi IFRSInternational Financial Reporting Standards hay còn gọi là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Nói 1 cách dễ hiểu thì IAS hay IFRS vẫn là một, chỉ là các chuẩn mực ra đời từ trước năm 2003 thì gọi là IAS còn sau 2003 thì chuyển thành IFRS.

chuan-muc-ke-toan-quoc-te-va-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-khac-biet-gi-1

ISA/IFRS được soạn thảo và ban hành bởi IASB.

Tính đến thời điểm hiện tại thì chuẩn mực kế toán quốc tế chính thức gồm 41 IAS và 16 IFRS. Để tạo ra những chuẩn mực phù hợp với thời cuộc nhất, IASB đã chiêu mộ rất nhiều chuyên gia tài chính, kế toán và học giả uy tín.

Chính vì độ phù hợp và tính thực tiễn cao mà các IAS/IFRS đã trở thành chuẩn mực kế toán của nhiều quốc gia phát triển như Australia, Singapore, các nước Châu Âu… Ngoài ra, các nước Châu Á cũng coi các IAS/IFRS là tiền đề, là nền tảng để tạo ra chuẩn mực kế toán riêng, phù hợp với chính mình.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, các nhà lãnh đạo nước ta đã nắm bắt được xu thế và tạo ra VAS (Vietnam Accounting Standard) – Các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu xem chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam có những điểm gì khác biệt nhé!

>> Tham khảo thêm thông tin việc làm kế toán hấp dẫn: https://timviecketoan.com/

Khác biệt giữa chuẩn mực IFRS và VAS

Hình thức

Khác với VAS, IAS không có hạn chế về mặt hình thức. Các chuẩn mực này gần như không có quy định khắt khe về:

  • Biểu mẫu báo cáo
  • Hệ thống tài khoản (HTTK)
  • Hình thức sổ kế toán

Các doanh nghiệp (DN) sử dụng IAS/IFRS được phép tự do sử dụng các biểu mẫu kế toán, hệ thống tài khoản phù hợp với bản thân.

Hệ thống tài khoản

IAS chỉ đưa ra quy định về hình thức của báo cáo tài chính chứ không áp đặt về mảng hệ thống tài khoản, các doanh nghiệp sử dụng IAS đều được phép tự tạo ra HTTK phù hợp với bản thân. Trong khi đó, VAS lại có một số yêu cầu bắt buộc về hệ thống tài khoản mà các DN không thể không tuân theo.

chuan-muc-ke-toan-quoc-te-va-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-khac-biet-gi-2

Hình thức và hệ thống tài khoản được quy định trong IAS và VAS có sự khác biệt.

Không ít người cho rằng những quy định bắt buộc ấy sẽ tạo ra những bất lợi không đáng có cho các DN nước ngoài tại Việt Nam bởi họ sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi giữa 2 loại chuẩn mực, điều này cũng hạ thấp tính thống nhất giữa các công ty trong cùng một tập đoàn.

>> Xem thêm các nghiệp vụ kế toán mới nhất tại đây 

Một số chuẩn mực kế toán cơ bản

  • VAS chưa quy định rõ về về việc tài sản và nợ phải trả được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này làm tính trung thực và hợp lý của BCTC bị giảm sút; nó cũng không tạo được sự nhất quán với các chuẩn mực kế toán quốc tế.
  • IAS 01 – VAS 21: IAS 01 có 5 cấu phần là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Thế nhưng VAS đã cải biên và sửa thành 4 phần, phần báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ được coi như một phần của thuyết minh báo cáo tài chính.
chuan-muc-ke-toan-quoc-te-va-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-khac-biet-gi-3

VAS ở Việt Nam có nhiều sự sửa đổi so với bản gốc IAS.

  • IAS 16 – VAS 03: Theo như chuẩn mực IAS 16 thì các DN được phép đánh giá lại tài sản theo giá thị trường và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm cũng như ghi nhận phần tổn thất này theo quy định. Ở Việt Nam, VAS 03 chỉ cho phép DN đánh giá lại TSCĐ bao gồm BĐS, nhà xưởng và thiết bị với điều kiện được Nhà nước cấp phép còn và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm
  • IFRS 03 – VAS 11: IFRS 03 quy định DN phải đánh giá giá trị lợi thế thương mại tổn thất, thế nhưng theo như chuẩn mực VAS 11 tại Việt nam thì lợi thế thương mại được phân bổ dần trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh.

>> Xem thêm: Cách viết hồ sơ xin việc giúp bạn chinh phục các nhà tuyển dụng khó tính nhất

Bài viết liên quan

Các Bước Thực Hiện Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Hiệu Quả

Tổ chức bộ máy kế toán là một quy trình quan trọng giúp cải thiện hiệu suất và đảm bảo...

PPE trong Kế Toán là Gì? Ảnh Hưởng của PPE Đến Báo Cáo Tài Chính

Trong lĩnh vực kế toán, PPE là một khái niệm quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Trong...

2 Phương Pháp Kế Toán Chi Phí Phổ Biến Hiện Nay

Kế toán chi phí là một phần quan trọng của quản lý tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Việc hiểu...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Bài mới nhất

Kỳ Kế Toán Là Gì và Tầm Quan Trọng Trong Quản Lý Tài Chính

Kỳ kế toán là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán và tài chính, nhưng không phải…

Các Bước Thực Hiện Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Hiệu Quả

Tổ chức bộ máy kế toán là một quy trình quan trọng giúp cải thiện hiệu suất và đảm bảo…

PPE trong Kế Toán là Gì? Ảnh Hưởng của PPE Đến Báo Cáo Tài Chính

Trong lĩnh vực kế toán, PPE là một khái niệm quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Trong…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.