7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà bất kì kế toán viên nào cũng phải nằm lòng

21/11/2019 03:42 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

7 Nguyên tắc kế toán cơ bản chuẩn mực mà nhân viên kế toán nào cũng cần phải nắm rõ trước khi lập báo cáo tài chính để tránh các rủi ro không đáng có.

1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Nguyên tắc đầu tiên trong 7 nguyên tắc của công việc kế toán đó là mọi nghiệp vụ về tài chính của doanh nghiệp có liên quan tới các vấn đề như: tài sản, công nợ, vốn sở hữu … tất cả đều cần được thống kê vào sổ kế toán ở thời điểm phát sinh.

7-nguyen-tac-ke-toan-co-ban-ma-bat-ki-ke-toan-vien-nao-cung-phai-nam-long-1

Thế nào là nguyên tắc cơ sở dồn tích?

Điều này không căn cứ vào thời điểm thu tiền. Một báo cáo tài chính được lập luôn dựa trên cơ sở dồn tích nhằm phản ánh chính xác nhất xu hướng biến động trong tình hình tài chính doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai.

2. Nguyên tắc hoạt động liên tục

Theo nguyên tắc này, một bản báo cáo tài chính có chất lượng tốt cần phải được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hoạt động kinh doanh một cách liên tục và lâu dài. Doanh nghiệp trong đó không phải dừng hoạt động kinh doanh vì bất cứ một lí do phát sinh nào.

Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh liên tục thường sẽ có nhiều biến động khác nhau do xu hướng lên xuống của thị trường. Điều này cần phải có một cơ sở khác để hình thành nên nghiệp vụ kế toán báo cáo tài chính và có sự giải thích rõ ràng.

3. Nguyên tắc giá gốc căn bản

Nguyên tắc giá gốc thường sẽ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn mua sắm thêm những thiết bị, cơ sở vật chất mới hoặc tiến hành nâng cấp; sửa lại những cơ sở vật chất cũ….

Với nguyên tắc này, giá trị của các cơ sở vật chất mới được doanh nghiệp mua về sẽ phải tính theo giá gốc của vật phẩm. Bên cạnh đó là cộng thêm những chi phí có liên quan để đưa vào sử dụng như: phí vận chuyển, công lắp đặt…. Và nguyên tắc này thường sẽ không có bao gồm thuế giá trị gia tăng.

7-nguyen-tac-ke-toan-co-ban-ma-bat-ki-ke-toan-vien-nao-cung-phai-nam-long-2

Mọi vật tư cần phải được thanh toán theo giá gốc

Một ví dụ về nguyên tắc giá gốc đó là: Một doanh nghiệp quyết định trang bị cho nhân viên bộ máy tính với giá trị 30 triệu đồng trong đó chưa bao gồm thuế 10%. Trong đó:

  • Chi phí vận chuyển: 1.500.000 đồng
  • Chi phí lắp đặt: 1.000.000 đồng

Theo nguyên tắc giá gốc, toàn bộ giá trị của bộ máy tính được tính như sau: 30.000.000 + 1.500.000 + 1.000.000 = 32.500.000 đồng.

>> Xem thêm: Bật mí cách thức giúp bạn có được một bản Maket đẹp

4. Nguyên tắc phù hợp

Đối với nguyên tắc phù hợp trong kế toán, cần phải có 1 khoản chi phí tương ứng của doanh nghiệp để có thể tạo ra doanh thu trong một tháng kinh doanh. Ví dụ: khi doanh nghiệp thuê văn phòng thường sẽ phải trả tiền thuê ít nhất 12 tháng theo thỏa thuận.

Tuy nhiên, bộ phận kế toán của doanh nghiệp chỉ cần phản ánh doanh thu của từng tháng cũng như phân chia phần doanh thu đó cho các loại chi phí như chi phí thuê văn phòng trong 12 tháng đó là được.

5. Nguyên tắc nhất quán

Nếu như trong trường hợp cần thiết cần phải thay đổi phương pháp kế toán, cần phải có giải trình lí do trong báo cáo tài chính.

7-nguyen-tac-ke-toan-co-ban-ma-bat-ki-ke-toan-vien-nao-cung-phai-nam-long-3

Nguyên tắc nhất quán luôn rất quan trọng trong hoạt động kế toán

Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong số những nguyên tắc kế toán chính mà bạn cần biết. Mọi phương pháp kế toán trong doanh nghiệp cần phải được áp dụng xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tối thiểu là trong một năm.

>> Xem thêm: Các việc làm kế toán cơ bản nhất mà sinh viên mới ra trường cần ghi nhớ trước khi xin việc

6. Nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Đối với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, các kế toán viên cần phải rất cẩn thận trong những khoản tiền không chắc chắn. Trong nguyên tắc thận trọng cần phải:

  • Lập các khoản dự phòng như không được phép để số tiền quá lớn
  • Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản
  • Không đánh giá thấp giá trị của các khoản công nợ phải trả

7. Nguyên tắc trọng yếu

Nguyên tắc trọng yếu trong 7 nguyên tắc kế toán có thể hiểu là việc các thông tin cần phải được xác định một cách chính xác. Thông tin được coi là trọng yếu có thể khiến cho các nghiệp vụ kế toán tài chính bị ảnh hưởng sai lệch, gây ra những quyết định sai lầm của người sử dụng báo cáo tài chính mà ở đây có thể kể tới đó là chủ doanh nghiệp.

Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Khi nắm được rõ các nguyên tắc kế toán căn bản này, nó sẽ giúp bạn tự tin tìm việc làm kế toán hơn.

Tags:

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.