Những điều cần biết về công việc của một kế toán kho

02/07/2019 04:28 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Kế toán kho là vị trí công việc giữ vai trò vô cùng quan trọng trong bộ phận kho của hầu hết các doanh nghiệp. Vậy công việc của kế toán kho cụ thể là gì?

Kế toán kho là gì?

Kế toán kho (còn được gọi là kế toán theo dõi hàng hóa tồn kho) có nhiệm vụ chính là làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. Vị trí này chịu trách nhiệm chính trong việc lập các hóa đơn chứng từ. Đồng thời họ cũng là người phải theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho.

nhung-dieu-can-biet-ve-cong-viec-cua-mot-ke-toan-kho-1

Để làm kế toán kho, trước tiên bạn phải hiểu rõ về khái niệm của công việc này

Việc theo dõi này bao gồm cả theo dõi tình hình xuất nhập hàng, đối chiếu hóa đơn và các chứng từ sổ sách với số liệu thực tế được Thủ kho trình lên. Công việc của kế toán kho có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tối đa những rủi ro cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Cách làm CV độc lạ, dễ vận dụng nhất

Mô tả công việc của kế toán kho

Kiểm kê và kiểm soát hàng trong kho

  • Cập nhật tình hình hàng ở trong kho, đưa ra được kế hoạch về việc xuất hàng và nhập hàng phù hợp để trình lên kế toán trưởng.
  • Kiểm tra số lượng hàng mỗi lần nhập và xuất kho.
  • Phối hợp với thủ kho để kiểm kê hàng và nguyên vật liệu trong kho theo định kỳ 3 tháng 1 lần.
  • Lập biên bản nếu thấy sự khác biệt giữa sổ sách và số liệu hàng hóa thực tế bao gồm biên bản kiểm kê và biên bản đề xuất xử lý.
  • Cùng với thủ kho hoàn thành các thủ tục xuất nhập hàng.
  • Kiểm tra và hoàn thành các nghiệp vụ kế toán ghi chép.
nhung-dieu-can-biet-ve-cong-viec-cua-mot-ke-toan-kho-2

Nhiệm vụ kế toán kho chủ yếu là kiểm kê và kiểm soát hàng hóa

Làm việc với các chứng từ xuất – nhập hàng hóa

  • Kiểm tra tính hợp lệ của các hợp đồng giao hàng, nhận hàng, các loại phiếu như xuất nguyên vật liệu, xuất kho.
  • Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng hóa từ nhà sản xuất các sản phẩm doanh nghiệp nhập vào.
  • Ghi chép và lập các hóa đơn mua bán hàng
  • Kiểm soát được tình trạng nhập kho, xuất kho và tồn kho.

Hạch toán và kê khai

  • Hạch toán xuất hàng, nhập hàng và các loại nguyên vật liệu trong kho.
  • Theo dõi thường xuyên những biến động về công nợ trong xuất hàng. Đồng thời, phải lập biên bản xác minh những thay đổi đó.
  • Thực hiện kê khai thuế đầu ra, đầu vào định kỳ và cập nhật vào hệ thống chung cũng là công việc của một KTK của doanh nghiệp.
nhung-dieu-can-biet-ve-cong-viec-cua-mot-ke-toan-kho-3

Hạch toán và kê khai cũng nằm trong chức năng nhiệm vụ của kế toán kho

Những công việc khác 

  • Lập các loại báo cáo theo quy định như báo cáo xuất nhập tông, báo cáo tồn hàng trong kho …
  • Đưa ra được những giải pháp cụ thể để bộ phận kho có phương hướng làm việc và phát triển hiệu quả.
  • Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành tốt nhiệm cụ của một kế toán.
  • Thực hiện những công việc phát sinh theo sự phân công lao động của cấp trên.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về Cricket đơn nhật lâu đời

Những phẩm chất cần có của một kế toán kho

Công việc của kế toán kho giỏi đòi hỏi bạn phải thường xuyên nắm bắt thông tin và kế hoạch sản xuất. Bạn cũng là người phải thường xuyên kiểm tra các mặt hàng trong kho để nắm được thông tin về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm.

  • Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán hoặc ít nhất bạn phải nắm vững kiến thức về kế toán.
  • Tường tận các quy tắc, trách nhiệm của một kế toán.
  • Kỹ năng lập báo cáo và biết quản lý thời gian.
  • Có tính cẩn thận và tỉ mỉ.
  • Khả năng tin học và giao tiếp tốt.

Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ hiểu thêm về công việc kế toán phải làm. Từ đó bổ sung thông tin cho những ai đang có mong muốn trở thành một kế toán kho “hoàn hảo” để làm thật tốt công việc này.

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.