Các hình thức kế toán phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp

17/01/2020 03:57 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Các hình thức kế toán nào phù hợp với các doanh nghiệp? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngay dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Nhật ký – Sổ cái

Đối với hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký – Sổ cái (NKSC) là các nghiệp vụ kế toán tài chính – kinh tế phát sinh đều được ghi chép trên một cuốn sổ duy nhất là NKSC, dựa theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế.

cac-hinh-thuc-ke-toan-pho-bien-nhat-danh-cho-doanh-nghiep-1

Hình thức SCNK phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ

>> Xem thêm: Định nghĩa và các thông tin điền Commercial invoice cần lưu ý

Ưu và nhược điểm của loại hình viết sổ kế toán NKSC:

Ưu điểm

  • Số lượng sổ không nhiều, vì vậy giúp cho việc ghi chép nhanh gọn và giản đơn hơn
  • Nhân viên kế toán không cần trình độ cao vẫn dễ dàng làm được
  • Dễ theo dõi cân đối phát sinh và dễ tìm ra các sai sót nếu có.

Nhược điểm

  • Mọi tài khoản đều ghi trên 1 sổ NKSC duy nhất nên hơi bất tiện
  • Mọi nghiệp vụ đều ghi cùng một chỗ nên khó phân việc cho các nhân viên kế toán
  • Việc in ấn sổ NKSC phức tạp và mất thời gian
  • Các doanh nghiệp lớn có tài khoản khó mà sử dụng.

Hình thức NKSC phù hợp với doanh nghiệp loại nhỏ, doanh nghiệp vừa và lớn không nên sử dụng.

Nhật ký chung

Đặc trưng nổi bật của hình thức kế toán nhật ký chung (NKC) chính là mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh ghi vào sổ Nhật ký theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian nhưng phải nhớ lấy NKC làm trọng tâm. Tiếp đến, lấy số liệu ở các số Nhật ký để ghi vào sổ cái, nhớ phân loại theo từng nghiệp vụ.

Ưu và nhược điểm của phương thức chép kế toán nhật ký chung:

Ưu điểm

  • Sổ sách đơn giản, dễ hiểu, dễ theo dõi và ghi chép; quá trình in ấn cũng không mất nhiều thời gian
  • Nhân viên kế toán làm sổ sách không cần trình độ quá cao
  • Nghiệp vụ được chia vào các sổ Nhật ký khác nhau nên dễ dàng phân việc cho nhân viên kế toán
  • Có thể áp dụng tin học và sử dụng máy tính để đẩy nhanh tiến độ
  • Bất cứ khi nào muốn kiểm tra, đối chiếu thông tin đều được.

Nhược điểm

Nếu có nhiều nghiệp vụ kinh tế xảy ra cùng lúc thì sẽ phải ghi chép rất nhiều

Hình thức NKC phù hợp cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Chứng từ ghi sổ

Đặc điểm nổi bật của phương thức kế toán chứng từ ghi sổ (CTGS) chính là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp. Và việc ghi sổ này phải tuân thủ nội dung kinh tế trên Sổ cái và trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

cac-hinh-thuc-ke-toan-pho-bien-nhat-danh-cho-doanh-nghiep-2

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ phù hợp với doanh nghiệp vừa và lớn

Ưu và nhược điểm của hình thức CTGS

Ưu điểm

  • Không cần ghi ghép nhiều như những hình thức kế toán khác
  • Sổ sách dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu
  • Phân công công việc cho nhân viên kế toán cũng dễ dàng và nhanh chóng.

Nhược điểm

  • Cuối tháng mới kiểm tra lại số liệu một lần nên thông tin update chậm
  • Các nhân viên kế toán phải có trình độ đồng đều, nếu không rất dễ xảy ra sai sót.

Tóm lại, hình thức CTGS phù hợp với những doanh nghiệp vừa và lớn – nơi có đội ngũ kế toán viên trình độ đồng đều và nhiều nghiệp vụ phát sinh.

Nhật ký – Chứng từ

Hình thức ghi sổ kế toán nhật ký chứng từ (NKCT) có 4 đặc trưng sau:

  • Nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn được ghi theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo từng nội dung kinh tế
  • Hệ thống các nghiệp vụ phát sinh theo bên Có và phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ
  • Kết hợp hạch tổng hợp và chi tiết trên cùng một sổ kế toán
  • Sử dụng mẫu in sẵn cho các hạng mục như báo cáo tài chính, các quan hệ đối ứng tài khoản…
cac-hinh-thuc-ke-toan-pho-bien-nhat-danh-cho-doanh-nghiep-3

Hình thức nhật ký chứng từ thích hợp với doanh nghiệp lớn và có đội ngũ kế toán viên trình độ cao

Ưu và nhược điểm của hình thức NKCT:

Ưu điểm

  • Không bị trùng lặp nên khối lượng sổ sách giảm đi đáng kể
  • Quản lý dễ dàng update thông tin khi cần.

Nhược điểm

  • Cần nhân viên kế toán trình độ cao vì sổ sách tương đối phức tạp
  • Khó áp dụng các ứng dụng tin học hoặc phần mềm kế toán.

Hình thức viết sổ kế toán nhật ký chứng từ thích hợp cho doanh nghiệp lớn và quen với việc làm kế toán thủ công đồng thời sở hữu nhiều kế toán.

Trên đây là các hình thức kế toán phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào quy mô doanh nghiệp của bạn (nhỏ, vừa hay lớn) mà bạn hãy lựa chọn hình thức kế toán thích hợp nhất nhé!

>> Xem thêm: Hướng dẫn tạo CV miễn phí tại https://cv.timviec.com.vn/

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.