Muốn trở thành thủ kho giỏi, bạn cần phải biết kế toán kho làm những gì?

14/06/2019 03:55 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Nhiều sinh viên kế toán ra trường vẫn còn bỡ ngỡ với câu hỏi:”kế toán kho làm những gì?”. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần biết những điều sau.

Hiện nay, tùy theo từng loại hình kinh doanh của các cơ quan, đoàn thể mà kế toán cũng có nhiều loại như kế toán kho, kế toán lương, kế toán thanh toán .. Mỗi hình thức kế toán lại có một công việc cụ thể khác nhau trong đó có kế toán kho. Vậy, cùng tìm hiểu xem kế toán kho làm những gì?

neu-tro-thanh-thu-kho-gioi-ban-can-phai-biet-ke-toan-kho-lam-nhung-gi-1

Công việc của kế toán kho không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ

Công việc kế toán kho 

Vị trí của kế toán kho sẽ chịu sự quản lý của thủ kho hoặc do phòng kế toán quản lý. Hằng ngày, kế toán kho sẽ chịu trách nhiệm chính như:

  • Lập hóa đơn chứng từ.
  • Theo dõi chi tiết các loại hàng hóa trong kho.
  • Đối chiếu các hóa đơn, chứng từ sổ sách với số liệu thực tế do bộ phận kho trình lên.

Yêu cầu của kế toán kho

  • Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ kế toán.
  • Hiểu biết về các loại hàng hóa, vật tư trong kho.
  • Chịu được áp lực cao, nghiêm túc, trung thực với công việc.
  • Khả năng sắp xếp, tổ chức công việc kế toán, quản lý tốt các chứng từ.
  • Sử dụng tốt, thành thạo các phần mềm kế toán và phần mềm quản lý kho.
  • Cần cù, có tinh thần trách nhiệm.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo hàng hóa không bị thất thoát.

Chi tiết công việc của kế toán kho

Công việc hàng ngày

  • Các sản phẩm mẫu hàng nhanh hỏng phải được thực hiện theo nguyên tắc nhập trước – xuất trước, tránh tình trạng tồn, ứ đọng sau này.
  • Kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, kiểm tra hàng hóa, vật tư trong kho, đối chiếu số liệu với thủ kho.
  • Xử lý kịp thời các trường hợp phát hiện báo cáo chênh lệch.
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực trong và xung quanh kho luôn được sạch sẽ.
  • Tuân thủ đúng nội quy, quy chuẩn về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
  • Đảm bảo sự chính xác của các hóa đơn trước khi tiến hành nhập – xuất kho.
  • Tham gia trực tiếp vào việc kiểm kê đếm số lượng hàng hóa cùng thủ kho, các bên giao, nhận hàng bàn giao.
neu-tro-thanh-thu-kho-gioi-ban-can-phai-biet-ke-toan-kho-lam-nhung-gi-2

Kế toán kho phải nắm rõ các công việc mỗi ngày để đảm bảo quy trình công việc

  • Lập các chứng từ nhập – xuất, chi phí mua hàng, hóa đơn bán hàng và kê khai thuế đầu vào đầu ra.
  • Tiến hành hạch toán nhập – xuất kho vật tư, hàng hóa đảm bảo sự chính xác và phù hợp của các khoản mục chi phí vào phần mềm kế toán.
  • Hạch toán doanh thu, giá vốn, công nợ cho doanh nghiệp đúng nguyên tắc.
  • Kết hợp với kế toán công nợ để đối chiếu số liệu phát sinh hàng ngày nhằm đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.
  • Sắp xếp kho hàng hóa hóa một cách gọn gàng, ngăn nắp, tùy thuộc theo chủng loại quy cách, dòng hàng, nhằm thuận tiện cho việc dễ tìm, dễ lấy.

Công việc hàng tháng

Vào mỗi đợt cuối tháng, kế toán kho sẽ phải lập báo cáo lượng hàng nhập – xuất – tồn kho cho doanh nghiệp. Sau đó, kế toán kho sẽ cùng với kế toán giá thành và thủ kho đối chiếu số liệu sổ sách cho chính xác, nhằm phát hiện sớm các trường hợp sai sót để xử lý kịp thời. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, đánh giá công việc một cách khách quan tránh những tổn thất sau này.

>> Đừng bỏ lỡ: Hàng ngàn cơ hội tuyển dụng kế toán kho ở Hà Nội với mức chế độ hấp dẫn dành cho người lao động

Quy trình làm kế toán kho

Kiểm soát hàng hóa trong kho

Luôn thường xuyên kiểm tra hàng hóa trong kho định kỳ, có thể tầm 2-3 tháng/lần để nắm được số liệu và lên kế hoạch xuất – nhập hàng hóa. Ghi chép sổ sách công việc xuất nhập hàng. Kết hợp với thủ kho và bên giao hàng, đảm bảo số lượng khi nhập xuất, kiểm kê số lượng hàng hóa.

Nhanh chóng xử lý kịp thời khi phát hiện các hàng hóa hỏng hóc, hết hạn, thậm chí thâm hụt, chênh lệch. Đối với các hàng hóa tồn kho, phải luôn theo dõi để không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Xử lý nhanh các thủ tục nhập – xuất hàng hóa.

Để đảm bảo tính chính xác của số liệu, chắc chắn công việc trong kho được thực hiện đúng, kế toán kho có thể kiểm tra đột xuất việc ghi chép của thủ kho và phải chịu trách nhiệm cho các biên bản kiểm kê của mình.

Kiểm tra, lập các chứng từ có liên quan

Việc ghi chép các chứng từ, hóa đơn mua bán, chi phí mua hàng, nhập – xuất .. cần thực hiện hàng ngày. Trước khi hàng hóa nhập hay xuất kho, kế toán kho phải thực hiện nghiêm túc, kiểm tra các hóa đơn hàng hóa từ nhà sản xuất, các chứng từ liên quan như hợp đồng bàn giao, phiếu yêu cầu xuất kho, nguyên vật liệu…

Với những trường hợp phát sinh các vấn đề như hàng hóa không hợp lệ, thâm hụt nguyên vật liệu. Cần có biện pháp xử lý kịp thời trong phạm vi quyền hạn, lập biên bản báo cáo lên cấp trên. Ngoài ra, kế toán kho cần nhập các số liệu hàng hóa, chứng từ lên hệ thống thông qua các phần mềm.

Hạch toán, kê khai thuế

Kế toán kho sẽ phải hạch toán doanh thu, giá vốn và các chi phí cho việc xuất – nhập vật tư, hàng hóa.. Bên cạnh đó, kế toán kho theo dõi công nợ của hàng hóa, vật tư khi nhập – xuất thường xuyên. Lập biên bản báo cáo công nợ. Thực hiện kê khai thuế đầu vào ra; cập nhật kê khai thuế vào hệ thống kế toán.

Các công việc khác của kế toán kho

Lập các báo cáo lượng hàng tồn kho, việc nhập – xuất của hàng hóa. Sau đó, phối hợp với thủ kho và kế toán giá thành kiểm tra các số liệu cho chính xác.Đánh giá công việc, để xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc. Kiến nghị các vấn đề giúp cho bộ phận kho.

Kế toán kho thường mắc những lỗi gì

  • Kế toán kho khi xuất kho nhưng lại quên không hạch toán vào chi phí. Khi xuất vật tư cho sản xuất thì lại chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về giá trị của hàng hóa.
  • Kế toán kho chưa quản lý chặt chẽ khâu nghiệp vụ mua hàng, điều này khiến bộ phận mua hàng dễ dàng khai khống giá mua (thậm chí giá mua cao hơn giá thị trường).
  • Bỏ qua bước lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho, mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho.
neu-tro-thanh-thu-kho-gioi-ban-can-phai-biet-ke-toan-kho-lam-nhung-gi-3

Công việc của kế toán kho luôn đòi hỏi độ chính xác cao

  • Xuất kho nội bộ lại không tính theo giá thành sản xuất mà lại tính theo giá ấn định.
  • Cách tính xác định giá trị sản phẩm dở dang, giá xuất kho chưa nhất quán trong năm tài chính.
  • Chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân xử lý hoặc vẫn tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các công cụ, dụng cụ báo hỏng.
  • Chưa xử lý nghiêm chặt vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu trong quá trình kiểm kê.
  • Hàng hóa, thành phẩm ứ đọng, tồn kho lâu với giá trị lớn chưa có biện pháp xử lý phù hợp để giảm tổn thất cho doanh nghiệp.

Công việc của một kế toán kho tuy không quá phức tạp nhưng công việc này lại đòi hỏi trách nhiệm cao, tính chính xác tuyệt đối trong khâu kiểm tra hàng hóa. Để trở thành một kế toán kho hoàn hảo, bạn cần lưu ý đến vai trò của kế toán kho và quy trình kế toán kho làm những gì để từ đó có thể dễ dàng hoàn thành tốt công việc của mình.

>> Xem thêm: Mẫu CV xin việc kế toán hoàn chỉnh giúp ứng viên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng

Tags:

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.