Lương tháng 13 và các quy định người lao động cần nắm rõ

10/01/2020 04:24 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Lương tháng 13 là khoản tiền mà bất cứ người lao động cũng trông chờ sau một năm cố gắng làm việc hiệu quả cho công ty, doanh nghiệp.

Khái niệm 

Hiện nay, khái niệm lương tháng 13 chưa được quy định cụ thể bởi bất cứ điều khoản nào trong bộ luật lao động hiện hành. Dựa theo khoản 1, điều 103, bộ luật lao động 2012 định nghĩa: tiền thưởng là khoản doanh nghiệp thưởng cho người lao động dựa theo các tiêu chí như: kết quả làm việc của người lao động, kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm đó.

Từ điều luật trên, có thể hiểu đơn giản rằng tháng lương này là một khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp thưởng cho nhân viên trong giai đoạn cuối năm. Mục đích chính là khuyến khích tinh thần, nâng cao năng suất lao động của nhân viên.

luong-thang-13-va-cac-quy-dinh-nguoi-lao-dong-can-nam-ro-1

Chưa được quy định cụ thể bởi bất cứ điều khoản nào về tháng lương này cho người lao động

Tuy nhiên, khoản tháng lương thứ 13 mà người lao động thường nhận lại không phải là một khoản thưởng bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thưởng cho nhân viên. Nếu trong một năm kinh doanh mà các doanh nghiệp không đạt được kết quả như mong muốn thì doanh nghiệp có thể không cần thiết phải có lương tháng 13 cho nhân viên.

Chính vì thế, lương tháng 13 có bắt buộc phải thưởng cho người lao động không thì câu trả lời là KHÔNG. Đây hoàn toàn đúng dựa trên cơ sở của luật lao động cũng như giữa hợp đồng lao động cá nhân của người lao động và người sử dụng lao động đã tự thỏa thuận với nhau.

>> Xem thêm: Các thông tin công việc kế toán đang được nhiều người quan tâm

Các quy định về lương tháng 13 mà người lao động cần nắm rõ

Hiện nay, tháng lương thứ 13 có thể coi như một khoản tiền rất quan trọng mà những người lao động luôn muốn có để có thể dễ dàng hơn trong việc chi tiêu trong những dịp quan trọng như lễ tết. Tuy nhiên, với khoản tiền này cũng có những quy định về lương tháng mà người lao động cần phải nắm rõ như:

Có tính thuế TNCN không?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, mà cụ thể là của thông tư 111/2013/TT – BTC thì lương tháng này được coi như một khoản thu nhập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

luong-thang-13-va-cac-quy-dinh-nguoi-lao-dong-can-nam-ro-2

Tháng lương thứ 13 được xem như một khoản tiền mà người lao động nào cũng muốn có

Do đó, doanh nghiệp nếu như chi trả thêm khoản lương thứ 13 cho người lao động vào tháng nào thì sẽ cần phải tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động tại thời điểm chi trả.

Cách tính thuế thu nhập với lương thứ 13: Các doanh nghiệp nếu trả lương cho nhân viên vào tháng nào thì sẽ cần phải tính gộp cả khoản lương này vào cùng với lương tháng đó để có thể tính thêm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động. Ngoài ra, các khoản giảm trừ, thu nhập miễn thuế vẫn sẽ được tính toán một cách bình thường giống như các tháng khác.

Có được tính bảo hiểm xã hội hay không?

Thông thường, khi thương thảo hợp động lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, mục tháng lương thứ 13 sẽ được ghi thành một mục riêng trong hợp đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, đây không được gộp chung với tiền lương và sẽ không được tính đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

>> Xem thêm: Mời các bạn tham khảo thêm những kiến thức về nghiệp vụ kế toán mới nhất hiện nay

Quy định về việc kết toán lương 

Ngoài các quy định về thuế thu nhập cá nhân cũng như việc tính toán bảo hiểm xã hội, một quy định về lương nữa mà người lao động cũng cần phải chú ý đó là về vấn đề kết toán cho khoản lương này.

luong-thang-13-va-cac-quy-dinh-nguoi-lao-dong-can-nam-ro-3

Trong hợp đồng lao động, tháng lương thứ 13 sẽ được ghi thành một mục riêng trong hợp đồng

Và theo quy định của điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC, mọi chi phí trích trước tháng lương thứ 13. Nếu như quá kì hạn mà chưa chi hoặc chi không hết thì bắt buộc doanh nghiệp phải kết toán.

Chính vì thế, trường hợp doanh nghiệp trích trước một khoản tiền để chi trả tháng lương thứ 13 nhưng thời hạn quyết toán thuế đã hết thì không được hạch toán vào năm này. Mà chỉ được phép hạch toán vào năm thực chi.

>> Xem thêm: CV xin việc là gì và những cách viết cv ấn tượng dành cho các ứng viên muốn tìm việc kế toán hiện nay.

Bài viết liên quan

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên...

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ...

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Lĩnh vực tài chính có rất nhiều những khái niệm khác nhau. Trong đó, biến phí là một khái niệm...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về  ấn chỉ kế toán

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về ấn chỉ kế toán

Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ…

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên…

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.