Lương cơ bản là gì? Khái niệm và những điều cần biết

02/07/2019 03:07 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Lương cơ bản là gì? Liệu bạn đã nắm rõ được khái niệm của nó chưa? Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm kế toán và thắc mắc về vấn đề này thì hãy đọc kỹ bài viết này nhé!

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản thực ra không phải là một khái niệm cụ thể được quy định trong luật. Tuy nhiên nếu bạn là một thành phần trong đội ngũ người lao động thì chắc hẳn bạn đã được nghe qua cụm từ này rất nhiều lần rồi.

Thực chất, nó chính là mức lương thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chúng ta không có một mức lương cố định chính xác hay cụ thể bởi nó sẽ thay đổi tùy vào tính chất công việc của riêng mỗi người.

Lương cơ bản là gì? Khái niệm và những điều cần biết

Lương cơ bản là gì

Để định nghĩa “mức lương cơ bản là gì?” chuẩn xác hơn nữa thì bạn có thể hiểu lương cơ bản chính là mức lương tối thiểu mà một người nhận được khi làm việc tại một nơi nào đó. Lương cơ bản từng được trở thành tiêu chuẩn để người ta đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên luật đã có sự sửa đổi. Tính từ năm 2018, bảo hiểm sẽ bao gồm cả lương, phụ cấp và các khoản khác nữa.

Và đừng nhầm lẫn giữa khái niệm lương cơ bản và lương thực tế bạn được nhận nhé! Hai khái niệm này hoàn toàn không phải là một bởi vì mức lương thực của bạn không chỉ có lương cứng mà còn bao hàm phụ cấp, thưởng, vv…

Cách tính lương cơ bản 2019

Sau khi đã hiểu rõ lương cơ bản là gì, bạn cần nắm được cách tính lương cơ bản. Lương cơ bản của khối doanh nghiệp và khối Nhà nước có sự khác biệt nên hãy ghi nhớ thật kỹ!

Tại các doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp thực tế, định nghĩa mức lương cơ bản là gì ở mỗi vùng theo quy định của Chính phủ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Vùng 1: 4,18 triệu đồng/tháng
  • Vùng 2: 3,71 triệu đồng/tháng
  • Vùng 3: 3,25 triệu đồng/tháng
  • Vùng 4: 2,92 triệu đồng/tháng

Tiền lương cơ bản trong cơ quan Nhà nước:

Mức lương cơ bản của những cán bộ, viên chức Nhà nước sẽ được tính theo công chức:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương

Cụ thể mức lương sẽ là:

  • 1,39 triệu đồng/tháng (Tính từ thời điểm 01/01 đến 30/06/2019)
  • 1,49 triệu đồng/tháng (Tính từ thời điểm 01/07 đến 31/12/2019)

>> Đọc ngay: Danh sách các vị trí tuyển kế toán nội bộ ở Sài Gòn có mức lương cơ bản được đánh giá thu hút ứng viên nhất nửa đầu năm 2020

Phân biệt giữa lương căn bản và lương tối thiểu

Lương cơ bản và lương tối thiểu là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn, vì vậy chúng ta phân biệt chúng như sau:

Lương căn bản là gì?

Đây là mức thu nhập mà người động đã thỏa thuận với người sử dụng lao động, nó được ghi rõ ràng, rành mạch trên hợp đồng. Nó là nền tảng để doanh nghiệp tính toán tiền lương thực tế của người lao động.

Mức lương cơ bản của doanh nghiệp phải đảm bảo: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, những lao động đã qua học nghề thì được cộng thêm 7% nữa.

Lương tối thiểu là gì?

Lương tối thiểu là mức tiền lương do chính phủ quy định, các cơ quan – doanh nghiệp không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu đã được quy định.

Có 2 loại lương tối thiểu:

+ Lương tối thiểu chung: 1.390.000 đ (tính từ 1/7/2018, trước thời điểm đó lương tối thiểu chung là 1.300.000đ) đối với tất cả các đối tượng cán bộ, công – viên chức, lực lượng vũ trang.

+ Lương tối thiểu vùng: Như đã đề cập ở trên thì có 4 vùng trong cả nước và mức lương tối thiểu cụ thể cho từng vùng sẽ là:

  • Vùng 1: 4,18 triệu đồng/tháng
  • Vùng 2: 3,71 triệu đồng/tháng
  • Vùng 3: 3,25 triệu đồng/tháng
  • Vùng 4: 2,92 triệu đồng/tháng

Lương tối thiểu chung phải nhỏ hơn lương tối thiểu đồng thời nhỏ hơn hoặc bằng lương cơ bản trong các doanh nghiệp.

Hậu quả khi nhầm lẫn “lương cơ bản” và “lương tối thiểu vùng”

Nhiều người bình thường, thậm chí các nhân viên kế toán cũng đôi khi nhầm lẫn giữa khái niệm về các nghiệp vụ kế toán xoay quanh “lương cơ bản” và “lương tối thiểu vùng”. Vì vậy, nếu bạn còn chưa nắm rõ vấn đề này thì hãy trang bị kiến thức cho mình ngay hôm nay!

Với người lao động

Lấy ví dụ bạn tốt nghiệp Cao đẳng và đang muốn đi xin việc. Bạn vẫn nghĩ rằng mức lương cơ bản mà một người tốt nghiệp Cao đẳng như bạn nhận được khi làm ở vùng 2 là 3.500.000đ?

Nếu bạn lầm tưởng như vậy thì bạn đã mất trắng 7% của số tiền 3.500.000 kia, tương đương với 245.000đ. Hãy ghi nhớ thật kỹ điều này và thương lượng với nhà tuyển dụng để có được mức lương hợp lý và không bị thiệt thòi bạn nhé!

Với kế toán viên

Với tư cách một nhân viên kế toán, bạn phải phân biệt rõ 2 khái niệm này để lập bảng lương cho các nhân viên công ty thật chính xác và hợp lý, nếu không bạn sẽ khiến doanh nghiệp mình làm phải đền bù một khoản không hề nhỏ cho người lao động. Và dĩ nhiên nếu bạn cũng sẽ mất luôn vị trí đang làm nếu mắc phải sai lầm nghiêm trọng ấy.

Những thay đổi mới nhất về tiền lương mà người lao động nên biết

Dưới đây là những thay đổi mà ai cũng nên ghi nhớ:

Lương cơ bản là gì? Khái niệm và những điều cần biết 4

Thay đổi 1

Lương cơ bản là gì? Khái niệm và những điều cần biết 5

Thay đổi 2

Lương cơ bản là gì? Khái niệm và những điều cần biết 6

Thay đổi 3

Lương cơ bản là gì? Khái niệm và những điều cần biết 7

Thay đổi 4

Bài viết này tổng hợp nhiều thông tin hữu ích về mức lương cơ bản là gì? cách tính lương cơ bản, phân biệt lương cơ bản – lương tối thiểu… Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích cho việc kế toán của bạn thật nhiều!

>> Xem ngay: Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn, đúng quy định

Tags:

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.