Cách xây dựng thang bảng lương như thế nào là chuẩn nhất?

24/08/2019 09:47 AM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Bạn gặp khó trong việc xây dựng thang bảng lương? Đừng lo lắng, sau đây tuyển kế toán sẽ chỉ bạn cách xây dựng thang bảng lương một cách khoa học nhất!

Làm sao để xây dựng thang bảng lương dễ nhìn và dễ hiểu luôn là một vấn đề được rất nhiều các kế toán quan tâm. Đây là quyền lợi trực tiếp của những cán bộ công nhân viên công tác trong doanh nghiệp. Bài viết xin được gợi ý cho bạn cách làm thang bảng lương hợp lý và khoa học nhất nhé!

Thang bảng lương là gì?

Theo điều số 93 của bộ luật lao động năm 2012 có ghi rõ, các doanh nghiệp cần phải có cách tính thang bảng lương rõ ràng. Nó phục vụ cho các hoạt động như: tuyển dụng, sử dụng lao động, hay làm căn cứ để thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

huong-dan-cach-xay-dung-thang-bang-luong-chuan-nhat-hien-nay-1

Bạn đã thực sự hiểu rõ bản chất về thang bảng lương?

Theo như nghị định số 49/2013/NĐ-CP có ghi rõ cách xây dựng thang bảng lương cần phải đáp ứng đầy đủ những điểm sau:

  • Mức lương quy định thấp nhất với công việc hoặc với những chức danh đơn giản nhất trong điều kiện làm việc bình thường không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu 7% của vùng miền.
  • Đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện phải lao động trong những môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng phải cao hơn ít nhất là 5%;
  • Còn với những công việc hoặc chức danh có điều kiện làm việc. Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nhiều yếu tố nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 7%. Bởi đây không phải là hình thức làm việc trong điều kiện môi trường bình thường.

Như vậy ta có thể thấy, khi mà Chính phủ bắt đầu có những điều chỉnh về mức lương tối thiểu vùng. Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại thang bảng lương của người lao động của mình.

>> Xem thêm: Các nghiệp vụ kế toán hữu ích dành cho bạn TẠI ĐÂY

Quy trình cụ thể xây dựng thang bảng lương 2019

Cách xây dựng thang bảng lương theo hệ số mới nhất hiện nay gồm các bước sau:

Bước 1: Để có thể xây dựng thang bảng lương thì bước đầu tiên đó chính là bạn phải cập nhật mức thu nhập vùng.

Bởi do những thang lương chuẩn, cần phải được xây dựng trên cơ sở là mức lương tối thiểu của vùng miền đó do Chính phủ đã quy định. Lúc này, các doanh nghiệp sẽ cần phải chịu khó cập nhật mức lương tối thiểu vùng theo như Nghị định số 157/2018/NĐ-CP.

huong-dan-cach-xay-dung-thang-bang-luong-chuan-nhat-hien-nay-2

Việc tuân thủ các bước sau đây sẽ giúp người lao động tính được thang bảng lương cho mình

Bước 2: Thống kê các chức danh, công việc chuyên môn trong doanh nghiệp

Bước tiếp theo trong cách xây dựng thang bảng lương, bảng lương là xác định, thống kê các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp để phục vụ cho việc phân nhóm chức danh ở bước tiếp theo.

>> Đừng bỏ lỡ: Mách bạn cách đăng ký tuyển nhân viên kế toán nộp đâu trúng đó

Bước 3: Phân loại các chức năng công việc

Những công việc yêu cầu trình độ cũng như khả năng chuyên môn giống nhau thì có thể xế chung một chức danh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho thêm vào những yếu tố để phân loại khác, như kinh nghiệm, năng khiếu, hoặc năng khiếu.

Bước 4: Đưa ra một mức lương phù hợp

Việc xác định được những thành phần nhiệm vụ công việc trong doanh nghiệ, thì điều tiếp theo đó chính là xây dựng mổt thang lương phù hợp với những công việc này.

Bước 5: Lắng nghe những ý kiến của công đoàn

Khi thực hiện quá trình xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần lắng nghe ý kiến của hội đồng đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp. Việc xây dựng cũng nên được công khai để tất cả lao động trong doanh nghiệp có thể cho ý kiến.

huong-dan-cach-xay-dung-thang-bang-luong-chuan-nhat-hien-nay-3

Xây dựng thang bảng lương cần phải có nhiều kỹ năng chuyên môn

Bước 6: Hoàn thiện và cuối cùng là gửi thang lương, bảng lương về Phòng LĐTBXH

Hoàn thành xong thang bảng lương thì kế toán viên cần gửi nó về phòng LĐTBXH dể có thể được cấp giấy phép xét duyệt.

Trên đây là cách xây dựng thang bảng lương theo hệ số. Hy vọng sẽ phần nào giúp ích được cho bạn thấy sự hữu ích khi cần. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: Khái niệm RPA đang được ứng dụng dưới nhiều hình thức nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Tags:

Bài viết liên quan

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên...

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ...

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Lĩnh vực tài chính có rất nhiều những khái niệm khác nhau. Trong đó, biến phí là một khái niệm...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về  ấn chỉ kế toán

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về ấn chỉ kế toán

Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ…

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên…

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.