Kinh nghiệm kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế được quan tâm và hay kiểm tra nhất. Biết cách kê khai và quyết toán sẽ giúp kế toán viên tự tin trong công việc.
- Việc đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân mang lại lợi ích gì cho bạn?
- Cách tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cho người mới nhập môn
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế TNDN là loại thuế thu nhập của một công ty, hay còn gọi là thuế trực thu, hoặc thuế lợi tức. Đây là khoản doanh thu của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí có liên quan trong quá trình kinh doanh.
Thuế TNDN áp dụng cho những đối tượng nào?
Thuế TNDN được áp dụng cho 2 đối tượng chính là: đối tượng chịu thuế và người nộp thuế TNDN.
+ Đối tượng chịu thuế TNDN: Khoản tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu nhập khác của doanh nghiệp.
+ Người nộp thuế TNDN: Các công ty, doanh nghiệp có phát sinh thu nhập chịu thu theo quy định của pháp luật.
+ Một số trường hợp khác cũng phải chịu thuế TNDN như:
- Các nhà thầu phụ nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động kinh doanh, sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.
- Các tổ chức được thành lập, hoạt động tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức có đăng ký hoạt động, tổ chức khác và các cá nhân kinh doanh, sản xuất có mua dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam.
Cách tính thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) X Thuế suất
Trong đó:
-
Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)
– Là loại quỹ được thành lập để đầu tư tài chính cho các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp tại Việt Nam. Quỹ này được sử dụng thông qua các hoạt động nghiên cữu, đổi mới công nghệ – sản phẩm, ứng dụng phát triển, hợp lý hóa sản xuất… nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp đó.
Ví dụ như: xây dựng phòng/cơ sở thí nghiệm, máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển; mua bản quyền sở hữu sáng chế, quyền sử dụng, giải pháp hữu ích, thông tin KH&CN, kiểu dáng công nghiệp,….
– Trước khi tính thuế TNDN để lập quỹ phát triển KH&CN, hằng năm doanh nghiệp sẽ được trích tối đa 10% trong tổng khoản thu nhập đã tính thuế.
– Năm 2014 chúng ta có các mức thuế suất như sau:
+ Thuế suất 20%: áp dụng cho các DN có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 20 tỷ trở xuống.
+ Thuế suất 22%: áp dụng cho các DN có tổng DT năm trước liền kề trên 20%.
+ DN mới thành lập tạm thời áp dụng thuế suất 22%, đến khi kết thúc năm tài chính thì xác định lại theo doanh thu các tháng đã hoạt động.
+ Thuế suất ưu đãi 10%: cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, DN từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, báo in…
-
Thu nhập tính thuế
Công thức xác định khoản thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Trong đó:
Các khoản thu nhập miễn thuế:
– Là các khoản thu nhập không phải tính vào khoản thu nhập tính thuế như: Hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt hải sản ở các địa bàn kinh tế, xã hội khó khăn; hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng sa,…
>> Xem thêm: Những thông tin hữu ích khi tìm việc làm kế toán hiện nay
Các khoản thu nhập chịu thuế:
Công thức xác định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + thu nhập khác
– Doanh Thu:
+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Thời điểm xác định doanh thu: giống với thời điểm xuất hóa đơn.
+ Kế toán căn cứ vào hóa đơn đầu ra khi bán hàng, cung ứng dịch vụ để xác định doanh thu.
+ Tài khoản sử dụng để hạch toán ghi nhận doanh thu trên sổ sách kế toán là TK 511.
– Các khoản thu nhập khác:
+ Thu nhập khác là các khoản thu nhập không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Trên sổ sách kế toán chúng ta sử dụng 2 tài khoản 515 và 711. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
Tài khoản 515: Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán…<
Tài khoản 711: Nhượng bán, thanh lý tài sản, cho thuê tài sản, quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ các nguồn tài trợ; thu nhập nhận được từ các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác, nợ khó đòi đã xóa nay đòi được, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra, khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng, thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm…
– Chi phí được trừ:
Trong công tác kế toán chúng ta có 2 loại chi phí:
+ Chi phí kế toán: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí Thuế: Phải là những khoản chi phí được trừ theo đúng quy định tại điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN. (hiện nay đã được sửa đổi và bổ sung một vài điểm tại Điều 1 của TT 151/2014/TT-BTC, Và khoản 2 điều 6 của TT 119/2014/TT-BTC).
Về cơ bản thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN, khi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và được thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn có tổng thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên.
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:
Theo điều 9 của TT 78/2014/TT-BTC: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
– Nếu: ( DT – CP được trừ + TN khác ) – Thu nhập miễn thuế >=0
=> Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là LÃI.
– Nếu: ( DT – CP được trừ + TN khác ) – Thu nhập miễn thuế < 0 => Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là LỖ.
* Các bạn chỉ được chuyển lỗ khi xác định kết quả hoạt động SXKD là LÃI.
(lãi mới cần chuyển lỗ để nộp ít thuế đi hoặc không phải nộp, còn khi đã lỗ thì chắc chắn chúng ta không phải nộp thuế TNDN – số lỗ đó chúng ta sẽ theo dõi để chuyển vào các kỳ sau khi có lãi)
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý khi tính tạm nộp quý có lãi và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. Sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo.
Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.
Kinh nghiệm khi kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Khi nào có chứng từ, hóa đơn nộp tiền thuế nhập khẩu mới kê khai hóa đơn nhập khẩu vào tháng nộp tiền. Thông tin ghi trên hóa đơn như ký hiệu, số hóa đơn, ngày tháng… được kê khai căn cứ vào giấy nộp tiền.
- Người làm công việc kê khai và quyết toán thuế TNDN cần biết cách lưu trữ hóa đơn, chứng từ nộp tiền các loại thuế. Ngoài ra, nên photo thêm mấy bản để phòng khi cơ quan thuế yêu cầu mang đi đối chứng, tránh trường hợp mất hóa đơn không chứng minh với cơ quan thuế rằng công ty đã nộp tiền vào NSNN.
- Hàng tháng, kiểm tra, hạch toán dữ liệu vào phần mềm kế toán. Sau đó mới xuất dữ liệu ra hạch toán kế toán để so sánh số thuế được khấu trừ hay phải nộp các các tháng đã trùng khớp giữa HTKK và phần mềm hạch toán hay chưa? Nếu sai, tức là bạn đang hạch toán sai thuế hoặc đã kê khai sai. Lúc này, cần chỉnh lại cho đúng trước khi nộp tờ khai, đặc biệt là tài chính cuối năm.
- Phần tiền lương phải khớp với số liệu quyết toán thuế TNCN theo chỉ tiêu 334. Có nghĩa là, tổng tiền lương phải trả cho cán bộ, công nhân viên so với tổng hợp lương của từng cá nhân lên quyết toán thuế TNCN phải là số liệu khớp nhau vào cuối năm.
- Phải biết cách cân đối các khoản chi phí phát sinh một cách hợp lý như chi phí tiền lương và doanh thu, chi phí tiếp khách hàng trên tổng chi phí, các khoản chi phí khác…
- Các vấn đề chi tiết như hàng tồn kho phải được cân đối và giống khoản tổng hợp. Một sai lầm về hàng tồn kho mà nhiều kế toán mắc phải là xuất hàng ra bán trước ngày nhập hàng về nhưng không xử lý khi hạch toán. Từ đó dẫn đến báo cáo sai hàng tồn kho vào cuối kì. Giá trị còn nhưng số lượng đã hết.
- Cần xử lý các vấn đề về công cụ dụng cụ so với bảng trích phân bổ công cụ dụng cụ.
- Kinh nghiệm quyết toán thuế: Trước khi lập báo cáo tài chính bạn cần phải lập quyết toán thuế TNDN trước để so sánh chênh lệch số thuế TNDN cuối năm so với các quý . Từ đó tạo bút toán xử lý chênh lệch thuế TNDN.
- Hàng tháng bạn nên biết cách cân đối mọi vấn đề trên báo cáo như trên: Thuế, chi phí, lợi nhuận… thì đến cuối năm bạn sẽ không vất vả trong việc lập BCTC. Đây là kinh nghiệm dành cho các bạn kế toán muốn làm nhiều công ty một lúc.
>> Xem thêm: Tổng quan về ấn phẩm nổi tiếng thế giới – HBR
Bài viết liên quan