Kinh nghiệm “đắt giá” khi làm kế toán thuế hiệu quả trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

25/06/2019 04:07 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Kế toán thuế là vị trí quan trọng khi làm nhiệm vụ “cầu nối” giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Đây sẽ là kinh nghiệm giá trị cho ai đang muốn vị trí này.

Khái niệm 

Bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động đều có nhiệm vụ phải khai báo và nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định. Kế toán thuế (KTT) là người phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kê khai thuế cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, KTT có nhiệm vụ làm “cầu nối” giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế.

kinh-nghiem-dat-gia-khi-lam-ke-toan-thue-hieu-qua-trong-doanh-nghiep-nho-va-vua-1

Đây là công việc mà không phải ai cũng có thể đảm nhiệm dễ dàng

Công việc của một nhân viên KTT không giống với những nhân viên kế toán khác, bởi nó mang nhiều nét đặc trưng riêng. Bởi vậy, vai trò của KTT trong doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Nó đòi hỏi phải thu thập, xử lý thông tin chính xác để xác định đúng số thuế doanh nghiệp cần phải nộp.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tạo CV miễn phí TẠI ĐÂY

Những công việc cần làm

Công việc của KTT được chia ra thành các mốc thời gian là: hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Công việc hàng ngày

Mỗi ngày, kế toán viên phải thực hiện nhiệm vụ thu thập và xử lý các loại hóa đơn, chứng từ phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động cũng như tiến hành hoạch toán các loại chứng từ như:

  • Hạch toán hóa đơn đầu vào, đầu ra
  • Tiến hành nộp các khoản thuế phát sinh kịp thời để tránh tình trạng bị phạt do nộp chậm.
  • Hạch toán quỹ dựa trên các phiếu thu – chi và giấy tờ nộp tiền vào Ngân sách nhà nước.
  • Theo dõi các khoản tiền chuyển về, chuyển đi trong ngân hàng dựa trên sổ phụ ngân hàng hoặc các sao kê chi tiết có liên quan.
  • Kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của hóa đơn và điều chỉnh hóa đơn GTGT khi có sai lệch.
  • Kiểm tra hóa đơn và điều chỉnh các hóa đơn GTGT khi hóa đơn có sai lệch.
  • Sắp xếp và lưu giữ các chứng từ, hóa đơn

Công việc hàng tháng

  • Tiến hành kê khai các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp khi số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ 50 triệu trở lên.
  • Thực hiện kê khai thuế GTGT với các doanh nghiệp khi có doanh thu trên 50 tỷ.
  • Kiểm tra định kỳ hồ sơ nhân viên, tiến hành làm hợp đồng lao động và đăng ký mã số thuế cho nhân viên.
  • Kiểm tra bảng chỉ tiêu để tiến hành cân đối công việc, tránh dồn việc

Công việc hàng quý

  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp khi có phát sinh thuế thu nhập dưới 50 triệu đồng và lập tờ khai thuế giá trị gia tăng khi doanh thu dưới 50 tỷ.
  • Ghi chép, báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Cách chọn ngày đặc biệt để khai trương Grand Opening

Công việc hàng năm

Đầu năm (trong tháng 1): Tiến hành nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp. Nếu trong năm, doanh nghiệp thay đổi mức vốn điều lệ khiến bậc thuế môn bài cũng thay đổi thì nhân viên KTT phải làm lại tờ khai thuế môn bài cho năm sau và cần nộp trước ngày 31/12 của năm đó.

kinh-nghiem-dat-gia-khi-lam-ke-toan-thue-hieu-qua-trong-doanh-nghiep-nho-va-vua-2

Kế toán viên có nhiệm vụ ghi chép, báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

Cuối năm

  • Kiểm tra, rà soát các vấn đề còn tồn đọng của doanh nghiệp trong năm.
  • Kiểm tra các số liệu chi tiết xem đã khớp với nhau hay chưa.
  • In toàn bộ sổ sách như: sổ cái các tài khoản, các bảng biểu chi tiết (tổng hợp công nợ thu – trả, bảng trích khấu hao tài sản cố định…), phiếu thu hoặc hóa đơn đi kèm, phiếu nhập – xuất kho,… để lưu trữ và phục vụ cho việc quyết toán thuế sau này.

Kinh nghiệm quý báu 

Để có thể trở thành một nhân viên kế toán giỏi, bạn cần trang bị cho mình một số kỹ năng ngoài các nghiệp vụ kế toán đã được đào tạo.

Tìm hiểu kỹ về quy trình hoạt động của doanh nghiệp

Bất cứ lĩnh vực, ngành nghề hoạt động nào của công ty cũng ảnh hưởng đến công việc của kế toán. Do đó, KTT cần nắm rõ đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh, quy trình làm việc của doanh nghiệp nơi mình đang làm để từ đó tìm ra phương pháp, cách thức làm việc phù hợp.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về Luật thuế

Việc nắm chắc, hiểu rõ về các nghị định, bộ luật, thông tư liên quan đến thuế của nhà nước là công việc quan trọng với tất cả những người làm ở vị trí này.

kinh-nghiem-dat-gia-khi-lam-ke-toan-thue-hieu-qua-trong-doanh-nghiep-nho-va-vua-3

Kế toán làm ở vị trí này cần cẩn trọng khi làm cho doanh nghiệp mới thành lập.

Ngoài ra, KTT cũng cần theo dõi thường xuyên để cập nhật kịp thời các thay đổi trong quy định nhà nước để tránh sai sót khiến doanh nghiệp bị xử phạt hoặc cập nhật chính sách ưu đãi có lợi cho doanh nghiệp.

Cẩn trọng khi làm cho doanh nghiệp mới thành lập

  • Doanh nghiệp mới thành lập thường tồn tại rất nhiều vấn đề. Do đó, KTT cần cẩn trọng trong quá trình kê khai và nộp thuế để không gây ra rắc rối hoặc sai sót không đáng có.
  • Nhân viên kế toán cần tiến hành lập tài khoản ngân hàng, tổng hợp các chi phí đăng ký kinh doanh, lựa chọn phương pháp kê khai thuế, chế độ kế toán, hình thức ghi sổ và phương pháp hạch toán phù hợp.

Ở trên là một số điều các bạn cần biết khi đang muốn tìm việc kế toán thuế tại các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúc các bạn thành công.

Tags:

Bài viết liên quan

Các Bước Thực Hiện Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Hiệu Quả

Tổ chức bộ máy kế toán là một quy trình quan trọng giúp cải thiện hiệu suất và đảm bảo...

PPE trong Kế Toán là Gì? Ảnh Hưởng của PPE Đến Báo Cáo Tài Chính

Trong lĩnh vực kế toán, PPE là một khái niệm quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Trong...

2 Phương Pháp Kế Toán Chi Phí Phổ Biến Hiện Nay

Kế toán chi phí là một phần quan trọng của quản lý tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Việc hiểu...

Bài đọc nhiều

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Kỳ Kế Toán Là Gì và Tầm Quan Trọng Trong Quản Lý Tài Chính

Kỳ kế toán là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán và tài chính, nhưng không phải…

Các Bước Thực Hiện Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Hiệu Quả

Tổ chức bộ máy kế toán là một quy trình quan trọng giúp cải thiện hiệu suất và đảm bảo…

PPE trong Kế Toán là Gì? Ảnh Hưởng của PPE Đến Báo Cáo Tài Chính

Trong lĩnh vực kế toán, PPE là một khái niệm quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Trong…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.