Kế toán thuế là gì? Trách nhiệm của kế toán thuế trong doanh nghiệp
Kế toán thuế là gì? Vai trò mà một nhân viên kế toán thuế gồm những gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nét hơn về vị trí này.
- Kế toán kho là gì? Vai trò của một nhân viên kế toán kho ra sao?
- Kế toán trưởng Tiếng Anh là gì? Khái niệm và những thông tin liên quan
Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế được xem là vị trí trung gian không thể thiếu của doanh nghiệp nhằm liên kết chặt chẽ với nhà nước. Cụ thể, kế toán thuế giúp doanh nghiệp hoạt động một cách ổn định trên phương diện kinh doanh. Các báo cáo liên quan tới thuế được đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng nhất trước khi nộp cho nhà nước.
Đối với nhà nước, kế toán thuế đóng vai trò đắc lực trong vấn đề đảm bảo các hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi, dễ dàng.
Công việc hàng tháng, hàng năm của một kế toán
Hạn cuối vào ngày thứ 20 của tháng:
Nộp đầy đủ tờ khai thuế GTGT và bảng báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn ghi đầy rõ ràng(đầu vào và đầu ra) của doanh nghiệp trong tháng. Hóa đơn đầu ra thì cần phải kê ngay, còn hóa đơn đầu vào không được phép chậm trễ quá 6 tháng bắt đầu kể từ tháng phát sinh hóa đơn GTGT đó.
Nộp tờ khai thuế TNDN hàng quý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý vừa qua.
Chậm nhất ngày 31/3 hàng năm: Nộp báo cáo tài chính của năm vừa qua.
- Đối với công ty mới thành lập thì kế toán thuế cần lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế.
- Tập hợp các hóa đơn, giấy tờ , chứng từ phát sinh trong quá trình làm việc thường xuyên trong ngày để tiện theo dõi
- Lập báo cáo thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế vào cuối tháng
- Làm báo cáo hàng tháng của từng quý cho thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp
- Công việc cuối năm là làm tương tự nhưng công việc trên nhưng là báo cáo cuối năm, chốt lại tình hình hoạt động tài chính của công ty.
Nhiệm vụ kế toán thuế là gì?
Nếu không làm đúng vai trò của mình, chắc chắn kế toán viên sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho công ty, doanh nghiệp mà mình đang làm việc. Một số trách nhiệm kế toán thuế trong doanh nghiệp như sau:
- Là người phải trực tiếp làm việc với cơ quan thuế với các vấn đề thuế má của công ty
- Thường xuyên kiểm tra và đối chiếu các hóa đơn giá trị gia tăng với các bảng kê khai thuế đầu vào và đầu ra trong doanh nghiêp
- Lập bảng bảng báo cáo tổng hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra của công ty, đồng thời phân loại chúng theo thuế suất. Đây là việc làm thường xuyên phải làm hàng tháng.
- Theo dõi sát sao tình hình tài chính, ngân sách, nộp ngân sách tồn đọng bao nhiêu và chính sách hoàn thuế của công ty
- Kế toán thuế cũng phải kết hợp cùng các nhân viên kế toán khác trong phòng hành chính nhân sự công ty, đảm bảo công việc đối chiếu số liệu thuế giữa báo cáo lên cơ quan thuế và quyết toán thực tế.
- Phải thường xuyên nắm bắt và cập nhật nhanh chóng những thay đổi từ cơ quan thuế đối với các chính sách, luật mới về thuế
- Phải tuyệt đối tuân thủ quy định bảo mật về thuế
- Chủ động trong công việc, phòng trường hợp xảy ra những phát sinh về thuế
Quy trình kế toán thuế
- Việc xử lý hóa đơn chứng từ đã lập không phải lúc nào cũng có thể chính xác và chuẩn chỉ nhất có thể. Tuy nhiên, nhiệm vụ của một nhân viên kế toán thuế là phải biết làm sao cho nó hợp lý – hợp lệ – hợp pháp.
- Mỗi một kế toán Thuế sẽ có một cách sắp xếp hóa đơn – chứng từ riêng. Những số phiếu và hóa đơn này cần phải sắp xếp theo trình từ thời gian để tránh nhầm lẫn sai xót không đáng có.
- Với những hóa đơn thông thường kế toán sẽ lưu trữ khoảng tầm 10 năm, ví dụ như các chứng từ: phiếu thu, chi, nhập, xuất 5 năm …
- Thường xuyên cập nhật các luật thuế có liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp của mình một cách kịp thời và chính xác nhất.
Khi bạn đã hiểu rõ định nghĩa kế toán thuế là gì thì bạn sẽ dễ dàng nắm vững được chuyên môn, nhiệm vụ kế toán thuế. Hãy thường xuyên học kế toán thuế cũng như cập nhật luật về thuế để định hướng công việc cho bản thân dễ dàng hơn nhé!
>> Xem thêm: Mẫu chấm công làm thêm giờ dễ áp dụng cho các công ty và doanh nghiệp
Bài viết liên quan