Hình thức chứng từ ghi sổ và những gì bạn cần biết

08/04/2020 02:16 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Bạn đã nghe rất nhiều về hình thức chứng từ ghi sổ nhưng bạn chưa hiểu rõ về nó? Công việc hiện tại đòi hỏi bạn phải có kiến thức về hình thức kế toán này?

Hình thức chứng từ ghi sổ là gì?

Đây là khái niệm để chỉ loại chứng từ dùng để tập hợp số liệu của chứng từ gốc theo từng loại sự việc và ghi rõ nội dung vào sổ cho từng sự việc ấy. Khi làm ở vị trí nhân viên kế toán bạn phải lập chứng từ ghi sổ dựa trên trên Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, cùng nội dung kinh tế.

Hình thức chứng từ ghi sổ và những gì bạn cần biết 1

Tìm hiểu khái niệm chứng từ ghi sổ nghĩa là gì?

Ngoài ra có một điều có thể bạn không biết, chứng từ ghi sổ còn thể dùng để lập cho từng chứng từ gốc hoặc có thể lập cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinh thường xuyên trong tháng.

Đặc trưng của chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ được xem là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp. Chứng từ này được lập trên cơ sở của từng chứng từ kế toán hoặc bảng chứng từ kế toán cùng loại, có cùng một nội dung kinh tế. Một đặc trưng nữa của chứng từ kế toán đó là chúng được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng và có được đính kèm chứng từ kế toán. Hình thức chứng từ ghi sổ gồm có 4 loại sổ đó là:

  • Loại thứ nhất là chứng từ ghi sổ
  • Loại thứ hai là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
  • Loại thứ ba là sổ cái
  • Loại thứ tư là sổ và thẻ kế toán chi tiết

Ưu điểm của nó chính là các chứng từ sẽ được ghi vào chứng từ ghi sổ và nhân viên kế toán sẽ linh động ghi chúng bằng cách lập bảng thống kê các chứng từ cùng loại trước nếu như chứng từ phát sinh quá nhiều.

Hình thức chứng từ ghi sổ và những gì bạn cần biết 2

Hình thức ghi sổ được xem là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp

Hơn nữa với cách này sẽ giúp người kế toán giảm được rất nhiều việc ghi chép sổ cái khi lấy số cộng để ghi chứng từ ghi sổ sau đó lấy số liệu cộng ở chứng từ ghi sổ ghi vào sổ cái. Theo cách làm này sổ cái sẽ tránh bị rối mắt gây nhầm lẫn. Ở chứng từ ghi sổ có những ưu điểm và hạn chế mà bạn có thể tham khảo thêm ở rất nhiều bài chia sẻ trước đó của chúng tôi. 

Cách ghi chứng từ ghi sổ

Hàng ngày hoặc định kỳ

Khi đã làm việc ở vị trí kế toán thì bạn cần xử lý rất nhiều việc và các tình huống kế toán phát sinh trong đó có việc ghi chép sổ kế toán. Ở công việc này, người nhân viên kế toán phải lập chứng từ ghi sổ dựa trên các chứng từ kế toán đã được cung cấp hoặc thông qua bảng tổng hợp chứng từ kế toán thuộc loại giống nhau với điều kiện những số liệu này đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ để ghi sổ.

Cuối tháng

Vào cuối tháng, nhân viên kế toán cần phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng đó được ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để tính ra tổng số nợ phát sinh cũng như tổng số phát sinh có và số dư của mỗi tài khoản trên sổ cái. Sau đó nhiệm vụ của người nhân viên kế toán phải thực hiện nghiệp vụ kế toán là lập bảng cân đối tài khoản dựa trên sổ cái.

Sơ đồ mẫu chứng từ ghi sổ

Nhân viên kế toán sẽ lập báo cáo tài chính khi mà xác định chắc chắn số liệu ghi trên sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết đã khớp nhau. Quá trình làm việc đều hướng tới mục đích đảm bảo tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ phải bằng tổng số phát sinh nợ và bằng tổng số phát sinh Có.

Hình thức chứng từ ghi sổ và những gì bạn cần biết 3

Bố cục sơ đồ giúp bạn dễ dàng hình dung

Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông tin xoay quanh hình thức chứng từ ghi sổ. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc giải quyết các nghiệp vụ kế toán nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Xem thêm: Khả năng truyền cảm hứng vô tận thông qua các bài thuyết trình trên TED Talks

Tags:

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.