Hệ số lương cơ bản mới nhất 2019, kế toán viên lưu ý kẻo tính sai
Hệ số lương cơ bản là thuật ngữ quen thuộc với người lao động vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được vấn đề này.
- Công việc của kế toán viên và những sai lầm cần tránh
- Lương cơ bản là gì: Khái niệm và những điều cần biết
Hệ số lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản là gì?
Trước khi hiểu được hệ số lương cơ bản (LCB) là gì, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về lương cơ bản.
LCB được hiểu là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể. Khái niệm này cho thấy mức LCB không bao gồm phụ cấp, thưởng hay thu nhập khác. Vậy nên lương cơ bản không hẳn là khoản lương mà người lao động thực nhận.
Nói theo cách khác, LCB là số tiền thấp nhất người lao động nhận được khi làm việc tại tổ chức, đơn vị nào đó. Nhiều năm trước, BHXH cho người lao động được tính toán dựa trên mức LCB. Nhưng từ năm 2018, con số này đã được thay đổi.
>> Xem thêm: Các thông tin việc làm kế toán mới nhất hiện nay
Hệ số LCB
Hệ số LCB là chỉ số thể hiện sự chênh lệnh mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc. Mức LCB của các vị trí này cũng có những khác biệt rõ rệt.
Cách tính lương dựa trên hệ số LCB năm 2019
Trên thực tế, mức LCB của người lao động công tác tại các doanh nghiệp và nhà nước có sự khác biệt không hề nhỏ.
Cụ thể như sau:
LCB của lao động Nhà nước
Mức lương cơ bản của đối tượng này được tính theo công chức:
Cách tính LCB trong doanh nghiệp
LCB của người lao động làm việc trong doanh nghiệp chính là mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương cơ bản 2019 của đối tượng này như sau:
Mức lương tối thiểu vùng 2019 như sau:
So với khối Nhà nước, khối doanh nghiệp có cách tính LCB phức tạp hơn. Do đó cần phải làm rõ các khái niệm sau:
Để phân loại đúng mức lương cho người lao động, các doanh nghiệp sẽ dựa trên hiệu quả công việc. Làm càng tốt, mức lương càng cao.
>> Xem thêm: Các nghiệp vụ kế toán liên tục được cập nhật TẠI ĐÂY
Quy chế tiền lương (QCTL)
Quy chế tiền lương
QCTL được căn cứ trong các văn bản pháp luật được nhà nước ban hành như:
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
- Luật làm việc – Luật số 38/2013/QH13
- Nghị định Số 153/2016/NĐ-CP – Căn cứ Luật Doanh nghiệp
- Luật số 68/2014/QH13 và dựa trên điều lệ hoạt động của công ty
Trước khi có hiệu lực, QCTL phải được sự cho phép của Bộ lao động thương binh và xã hội. QCTL do chính doanh nghiệp tự quy định dựa trên tình hình tài chính. Tuy nhiên QCTL chuẩn vẫn phải dựa trên các quy định sau:
Các khoản lương
Danh sách này gồm có:
Lưu ý
Phụ cấp và trợ cấp cũng được quy định chính xác theo chức vụ, cấp bậc của nhân viên trong doanh nghiệp. Khoản này được thể hiện rõ trong hợp đồng nên người lao động cần lưu ý. Riêng trợ cấp, người lao động có thể đàm phán với doanh nghiệp tùy theo tính chất công việc.
>> Xem thêm: Grand Opening là gì? Gợi ý cách xây dựng lễ Grand opening thành công
Cách tính và trả lương
Nguyên tắc đầu tiên là phải chính xác. Việc tính lương không chỉ cần chính xác về số liệu mà còn là thời gian.
Khi tính lương, kế toán sẽ phải dựa trên thời gian làm việc của người lao động thể hiện trên bảng chấm công. Ngoài ra còn phải cộng thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp, làm thêm…
Tiền lương làm thêm theo giờ được tính theo quy định:
- Ngày thường: tiền lương x 150% x số giờ làm thêm
- Cuối tuần: tiền lương x 200% x số giờ làm thêm
- Ngày lễ tết: tiền lương x 300% x số giờ làm thêm
Tùy theo quy định, từng công ty sẽ có thời gian trả lương riêng. Nếu quá hạn thời gian đó, công ty phải có thông báo chính thức và gửi lời xin lỗi tới toàn thể nhân viên.
Ngoài ra, người lao động vẫn sẽ được hưởng nguyên ngày lương trong các dịp nghỉ lễ, Tết, đám hỉ của mình, tang sự của người thân…
Chế độ xét tăng lương
Điều khoản này cũng sẽ được quy định rõ ràng trong quy định của công ty và phòng nhân sự phải phổ biến trực tiếp với người lao động. Thông thường mỗi công ty sẽ đưa ra quy định về thời gian xét duyệt tăng lương.
Có nơi từ 3 đến 6 tháng, nhưng cũng có nơi từ 1 năm trở nên. Cùng với đó, mức lương được tăng của mỗi đơn vị cũng khác nhau và tùy thuộc vào năng lực của người lao động. Để được tăng lương, người lao động phải viết đơn đề nghị và qua nhiều vòng xét duyệt, cuối cùng là xin chữ ký của giám đốc.
Lưu ý khi xây dựng QCTL
Dưới đây là những lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp khi xây dựng QCTL. Mục đích cuối cùng của việc làm này là giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài.
Tôn trọng luật pháp
Đây là việc làm bắt buộc để doanh nghiệp không bị vướng vào những rắc rối liên quan đến luật lao động. Nếu như phớt lờ và chỉ đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên luật pháp, đơn vị của bạn sẽ dễ bị “sờ gáy”, tạo ấn tượng xấu cho người lao động.
Rõ ràng, minh bạch
Việc phân cấp chức vụ trong doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới thù lao nên sự rõ ràng, minh bạch sẽ giúp người lao động cảm thấy công bằng và yên tâm cống hiến. Chẳng ai muốn làm việc tại nơi đánh giá thấp khả năng của mình hay có bất cứ sự thiên vị nào.
Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người lao động
Một bản QCTL sẽ chẳng có ý nghĩa nếu đi ngược lại với lợi ích của số đông. Và số đông ở đây chính là người lao động.
Trong quá trình xây dựng QCTL, doanh nghiệp nên khảo sát ý kiến của nhân viên. Qua đó, doanh nghiệp không chỉ nắm được nguyện vọng, mức lương mong muốn của người lao động mà còn có thể cơ sở để xây dựng QCTL hợp lý nhất.
Mặt khác, việc chiều theo nguyện vọng của người lao động sẽ giúp họ có cảm giác được đền đáp. Từ đó họ sẽ dốc lòng vì công ty thay vì làm việc hời hợt, bởi trong tất cả mối quan hệ đều cần sự cho đi và nhận lại.
Đây cũng là cách hay và tinh tế để giữ chân nhân tài mà doanh nghiệp nên học hỏi. Mặc dù doanh thu là điều bất cứ đơn vị nào cũng hướng tới nhưng lợi ích của người lao động vẫn cần được đặt lên trên hết.
Trên đây là khái niệm hệ số lương cơ bản và cách tính lương ở cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân. Hy vọng bài viết này sẽ giúp người lao động tự tính toán được số tiền lương mình sẽ nhận về, tránh bị thua thiệt, bóc lột.
>> Xem thêm: Cách làm CV chuẩn chính và chuyên nghiệp tại https://cv.timviec.com.vn/
Bài viết liên quan