Điều kiện ghi nhận tài sản cố định và những thông tin liên quan

20/12/2019 04:39 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định là điều bạn đang thắc mắc mà chưa có được câu trả lời? Vậy hãy đọc bài viết dưới đây, bạn sẽ có được đáp án.

Khái niệm

Trước khi tìm hiểu về điều kiện ghi nhận tài sản cố định thì chúng ta cần nắm được khái niệm tài sản cố định (TSCĐ) trước đã. Luật pháp Việt Nam không đưa ra một định nghĩa chung nào về TSCĐ nhưng nhìn chung tài sản nào đáp ứng được 3 nguyên tắc sau đây thì nó đủ điều kiện để trở thành tài sản (TS) cố định:

  • Thời gian sử dụng > 1 năm
  • Bảo đảm thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
  • Nguyên giá tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và được xác định một cách tin cậy.
dieu-kien-ghi-nhan-tai-san-co-dinh-va-nhung-thong-tin-lien-quan-1

Muốn trở thành tài sản cố định, phải đáp ứng 3 điều kiện.

Những chi phí không được coi là TSCĐ, bao gồm:

  • Chi phí (CP) thành lập DN
  • CP chuyển dịch địa điểm KD
  • CP đào tạo
  • CP nghiên cứu và phát triển
  • CP quảng cáo, làm truyền thông trước khi DN thành lập
  • CP chuyển giao tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công nghệ, bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu…

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

TSCĐ thường được chia làm 2 loại, đó là tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Dưới đây là điều kiện để ghi nhận 2 loại tài sản cố định này:

Đối với tài sản cố định vô hình

Như đã đề cập ở phía trên, TSCĐ phải thỏa mãn được 3 tiêu chuẩn đó là:

  • Thời gian sử dụng > 1 năm
  • Bảo đảm thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
  • Nguyên giá tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và được xác định một cách tin cậy.

=> Những khoản chi phí chi ra của doanh nghiệp (DN) thỏa mãn 3 điều kiện trên nhưng không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình.

=> Ngược lại những khoản chi phí không đáp ứng được 3 điều kiện này thì sẽ được hạch toán các nghiệp vụ kế toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

dieu-kien-ghi-nhan-tai-san-co-dinh-va-nhung-thong-tin-lien-quan-2

Điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình

=> Trường hợp các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được coi là tài sản cố định vô hình khi và chỉ khi thỏa mãn những điều kiện dưới đây:

  • Doanh nghiệp dự kiến hoàn thành TSCĐ vô hình để sử dụng hoặc bán
  • Doanh nghiệp có khả năng bán hoặc sử dụng tài sản đó
  • Tài sản cố định vô hình này phải tạo được lợi ích kinh tế về sau
  • Mặt kỹ thuật khả thi để bảo đảm hoàn thành và đưa TSCĐ vô hình này vào bán hoặc sử dụng
  • Doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực tài chính, kỹ thuật… để hoàn tất giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng TSCĐ vô hình ấy
  • Doanh nghiệp bảo đảm chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra TSCĐ vô hình ấy
  • Doanh nghiệp ước tính đáp ứng được các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng tài sản này theo đúng quy định của luật pháp.

>> Tìm hiểu thêm: Những công việc kế toán hữu ích hiện nay

Đối với tài sản cố định hữu hình

Theo như Khoản 1, Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì tư liệu lao động bản thân chúng đã là những tài sản cố định hữu hình độc lập. Còn có một loại TSCĐ hữu hình khác đó là trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ liên kết lại với nhau.

Tuy nhiên mỗi bộ phận ấy lại có thời gian sử dụng khác nhau, khi thiếu đi một bộ phận thì hệ thống vẫn hoạt động được bình thường. Thế nhưng do yêu cầu của luật pháp mà từng bộ phận ấy phải được quản lý riêng và mỗi bộ phận ấy đều đáp ứng được 3 tiêu chuẩn tạo nên TSCĐ thì chúng được coi là các tài sản cố định hữu hình độc lập khác nhau.

dieu-kien-ghi-nhan-tai-san-co-dinh-va-nhung-thong-tin-lien-quan-3

Điều kiện ghi nhân TSCĐ hữu hình

Ví dụ: Bạn có 1 đàn bò và 1 mảnh vườn cây ăn trái đã trồng lâu năm. Bản thân mỗi con bò, mỗi cái cây trong vườn nếu đều đáp ứng được 3 tiêu chuẩn cấu thành nên TSCĐ. Như vậy thì mỗi cá thể đó được coi là một tài sản cố định hữu hình.

>> Tìm hiểu thêm: Một số khái niệm về giá sỉ không phải ai cũng thuộc nằm lòng

Bài viết liên quan

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên...

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ...

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Lĩnh vực tài chính có rất nhiều những khái niệm khác nhau. Trong đó, biến phí là một khái niệm...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về  ấn chỉ kế toán

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về ấn chỉ kế toán

Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ…

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên…

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.