Chuẩn mực kế toán là gì? Hệ thống chuẩn mực cơ bản của Việt Nam
Chuẩn mực kế toán là một thuật ngữ còn khá mới nhưng vô cùng quan trọng với những người làm kế toán. Vậy, chuẩn mực kế toán là gì?
- Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam: Khác biệt gì?
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Nội dung và những hạn chế
Chuẩn mực kế toán là gì?
Chuẩn mực kế toán là một dạng bản mô tả báo cáo tài chính của doanh nghiệp được chuẩn bị theo một tiêu chuẩn cụ thể. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này sẽ được kiểm soát bởi luật pháp, các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán bởi các cơ quan có chuyên môn của chính phủ.
Chuẩn mực kế toán hiện nay bao gồm những nguyên tắc khác nhau. Nhưng có thể kể ra các nguyên tắc chính mà kế toán viên cần phải biết là:
- Nguyên tắc chung: đây là những giả thuyết, những hướng dẫn khác nhau cơ bản của cơ quan chuyên môn để doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính một cách chính xác nhất.
- Nguyên tắc cụ thể: đây là những quy định chi tiết của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh.
Tại sao cần có chuẩn mực kế toán?
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các vấn đề về tiền, chi phí, khả năng quay vòng vốn….. Đây là những số liệu hết sức quan trọng của một doanh nghiệp. do đó cần phải có được những quy định chung giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính để có thể kiểm soát được. Dưới đây là một vài lý do tại sao cần phải có chuẩn mực kế toán:
- Hiện nay, việc có và tuân thủ chặt chẽ chuẩn mực kế toán sẽ giúp cho người lập, phân tích các báo cáo tài chính có thể hiểu được các thông tin ghi trên báo cáo. Những số liệu như: lãi lỗ, tình hình vốn, khả năng xoay vòng tiền… đều được xem là những số liệu đặc biệt cần thiết mà một doanh nghiệp cần phải tuân thủ chuẩn mực kế toán trong việc lập báo cáo tài chính.
- Hệ thống chuẩn mực kế toán hiện được coi là phương tiện quan trọng để các doanh nghiệp có thể ghi chép lại tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, nếu không có hoặc không áp dụng các chuẩn mực kế toán thì khó có thể đảm bảo hiệu quả về tiền của công ty.
- Dựa vào các số liệu của chuẩn mực kế toán, những thông tin dự báo về nguồn tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý, chủ đầu tư có thể hiểu thêm được tình hình tài chính của doanh nghiệp.
>> Đừng bỏ lỡ: Việc làm kế toán bán hàng tại Hồ Chí Minh dành cho sinh viên mới ra trường, có ít kinh nghiệm
Hệ thống chuẩn mực kế toán theo quy định của Việt Nam
Tại mỗi quốc gia sẽ có những yêu cầu riêng biệt về chuẩn mực kế toán sao cho phù hợp nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước đó. Và từ 2007, hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam được ra đời với 26 chuẩn mực khác nhau.
Trong thời điểm hiện tại, chuẩn mực kế toán của nước ta đã được ban hành thông qua 5 đợt khác nhau:
Đợt 1: ban hành 4 chuẩn mực
- Chuẩn mực số 2: Hàng tồn kho
- Chuẩn mực số 3: tài sản cố định hữu hình
- Chuẩn mực số 4: tài sản cố định vô hình.
- Chuẩn mực 14: doanh thu, thu nhập khác
Đợt 2: ban hành 6 chuẩn mực
- Chuẩn mực 01: chuẩn mực chung
- Chuẩn mực 06: thuê tài sản.
- Chuẩn mực 10: ảnh hưởng khi thay đổi tỷ gia hối đoái
- Chuẩn mực 15: hợp đồng xây dựng
- Chuẩn mực 16: chi phí đi vay
- Chuẩn mực 24: báo cáo lưu chuyển tiền
Đợt 3: ban hàng 6 chuẩn mực
- Chuẩn mực 05: bất động sản đầu tư
- Chuẩn mực 07: kế toán các khoản đầu tư tại công ty liên kết
- Chuẩn mực 08: những khoản vốn góp liên doanh
- Chuẩn mực 21: trình bày báo cáo tài chính
- Chuẩn mực 25: báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán các khoản đầu tư vào công ty con
- Chuẩn mực 26: thông tin về các bên liên quan
Đợt 4: ban hàng 6 chuẩn mực
- Chuẩn mực 17: thuế TNDN
- Chuẩn mực 22: trình bày BCTC của các ngân hàng, tổ chức tài chính.
- Chuẩn mực 23: các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc kỳ kế toán
- Chuẩn mực 28: báo cáo tài chính giữa kỳ
- Chuẩn mực 29: thay đổi chính sách kế toán.
Đợt 5: ban hành 4 chuẩn mực
- Chuẩn mực 11: hợp nhất kinh doanh
- Chuẩn mực 18: các khoản dự phòng, tài sản, nợ
- Chuẩn mực 19: hợp đồng bảo hiểm
- Chuẩn mực 30: lãi trên cổ phiếu.
Trên đây là định nghĩa chuẩn mực kế toán là gì cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Các kế toán viên không cần phải thuộc hết nhưng biết được sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc nghiệp vụ kế toán của bạn.
Bài viết liên quan