Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Nội dung và những hạn chế

30/12/2019 04:56 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là điều mà kế toán viên nào cũng phải “thuộc làu”. Việc am hiểu các chuẩn mực sẽ giúp họ làm tốt công việc của mình hơn.

Chuẩn mực kế toán

Trước khi tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam thì chúng ta cần nắm được khái niệm chuẩn mực kế toán là gì đã. Chuẩn mực kế toán là hệ thống các nguyên tắc, quy định cũng như hướng dẫn đối với công việc kế toán và báo cáo tài chính.

Những quy định này phải được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để để bảo đảm các thông tin đưa ra luôn chính xác và minh bạch.

he-thong-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-noi-dung-va-nhung-han-che-1

Các chuẩn mực kế toàn cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt

Cũng vì tầm quan trọng của các chuẩn mực kế toán mà người làm kế toán phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu và nhớ kỹ chúng dù họ ở vị trí thấp hay vị trí cao. Và kế toán viên của mỗi mảng khác nhau thì lại cần hiểu rõ các chuẩn mực kế toán của mảng đó.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện tại có 26 chuẩn mực, bao gồm:

  • 4 chuẩn mực đầu tiên được ban hành vào ngày 31/12/2001: Chuẩn mực số 02, 03, 04 và 14 lần lượt có nội dung liên quan đến hàng tồn kho; tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình; TSCĐ vô hình; doanh thu và thu nhập khác.
  • 6 chuẩn mực tiếp theo được ban hành vào ngày 31/12/2002, gồm có: Chuẩn mực số 01, 06, 10, 15, 16 và 24 lần lượt có nội dung liên quan đến Chuẩn mực chung; thuê tài sản; ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái; hợp đồng xây dựng; chi phí đi vay; báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Ngày 30/12/2003, Bộ Tài chính Việt Nam tiếp tục ban hành 6 chuẩn mực bao gồm: Chuẩn mực số 05, 07, 08, 21, 25 và 26 với nội dung lần lượt là BĐS đầu tư; các khoản đầu tư vào công ty liên kết; Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh; Trình bày báo cáo tài chính (BCTC); BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con; thông tin về các bên liên quan.
he-thong-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-noi-dung-va-nhung-han-che-2

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện tại đang dừng ở con số 26

  • Ngày 15/02/2005, Bộ Tài chính đưa ra 6 chuẩn mực tiếp theo gồm: Chuẩn mực số 17, 22, 23, 27, 28, 29 lần lượt liên quan đến các mảng Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN); trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự; Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; BCTC giữa niên độ; báo cáo bộ phận; thay chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.
  • Lần ban hành chuẩn mực kế toán gần đây nhất diễn ra vào ngày 28/12/2005, có 4 chuẩn mực mới 11, 18, 19 và 30 được ra đời, lần lượt là: Hợp nhất kinh doanh; các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng; hợp đồng bảo hiểm; lãi trên cổ phiếu.

>> Xem thêm: Nguồn gốc ra đời của cò đất trong cuộc sống hiện nay

Những mặt hạn chế của VAS

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) không phải là hoàn hảo vô khuyết, nó vẫn còn một vài mặt hạn chế cần khắc phục, gồm có:

  • Có nhiều khác biệt với IAS: Hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc toán quốc tế IAS/IFRS là quy chuẩn để nhiều nước tạo ra CMKT cho riêng mình. Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng ta dựa vào nền tảng IAS để tạo ra VAS. Tuy nhiên, VAS có 1 số khác biệt so với bản gốc và cũng có 1 vài chuẩn mực đã được quốc tế công nhận nhưng Việt Nam lại chưa update kịp thời.
he-thong-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-noi-dung-va-nhung-han-che-3

VAS vẫn có một vài “lỗ hổng” cần sớm khắc phục

  • Các chuẩn mực chỉ mang tính vĩ mô chung chung: Các CMKT của Việt Nam hướng đến tất cả các loại hình doanh nghiệp, điều này gây ra 1 số khó khăn khi áp dụng những chuẩn mực này. Tình trạng thường thấy đó chính là những DN quá lớn thì VAS không đủ tiêu chuẩn đáp ứng, ngược lại nhiều DN nhỏ lại cảm thấy “quá tải” khi phải áp dụng VAS.
  • Tính khả thi chưa cao: Cũng vì mang tính chất chung chung, không cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp mà hiệu quả đạt được sau khi áp dụng VAS không cao. Một số chuẩn mực chưa thực sự phát huy hết vai trò trong tình hình thực tế. Một số DN cũng chưa tự giác chấp hành và thực hiện các chuẩn mực nghiệp vụ kế toán này.

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.