Chiết khấu thanh toán là gì? Kiếm tìm đáp án và nhiều thông tin bổ ích khác

07/01/2020 11:23 AM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Chiết khấu thanh toán là gì? Đây hẳn là thắc mắc của nhiều người mới tập tành vào nghề kế toán. Vậy hãy cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nhé!

Chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thanh toán (CKTT) là khoản giảm trừ mà người bán dành cho người mua khi họ thanh toán (TT) trước thời hạn quy định. Khoản chiết khấu này không có sự liên quan với thời hạn TT hay thỏa thuận giữa người bán và người mua nên sẽ không được coi là giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn.

Quá trình hạch toán CKTT nhất định phải diễn ra trước/trong một thời hạn mà người mua và người bán đã thỏa thuận trong hợp đồng.

>> Xem thêm: Cò đất là gì? Điểm khác nhau giữa cò đất và chuyên viên môi giới

Cách hạch toán

Quy trình hạch toán CKTT sẽ diễn ra như sau:

Mua hàng xong xuôi, người hoặc đơn vị mua hàng sẽ đưa ra cam kết thanh toán tiền trước thời hạn ghi trong hợp đồng nhằm mục đích có được chiết khấu. Sau khi người bán và người mua đã đạt thành thỏa thuận giữa 2 bên, người bán sẽ tiến hành lập phiếu chi. Tương tự ở bên kia, người mua cũng sẽ lập phiếu thu.

chiet-khau-thanh-toan-la-gi-kiem-tim-dap-an-va-nhieu-thong-tin-bo-ich-khac-1

Việc hạch toán chiết khấu thanh toán sẽ diễn ra sau khi 2 bên thỏa thuận thành công và ghi phiếu chi – thu

Mục đích tạo ra 2 loại phiếu này chính là để chi trả chiết khấu (người bán) và nhận chiết khấu (người mua). Sau khi cả 2 bên đã nắm được trong tay phiếu chi và phiếu thu thì họ có thể thực hiện việc hạch toán theo như hướng dẫn dưới đây:

Người bán:

Nợ 635: Chi phí tài chính

Có 131 (Nếu giảm trừ công nợ)

Có 111, 112 (Nếu trả lại bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Người mua:

Nợ 331 (Nếu giảm trừ công nợ)

Nợ 111,112 (Nếu nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Chú ý: Chiết khấu thanh toán có bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. CKTT không được phép ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn làm CV đẹp, chuyên nghiệp

Phân biệt chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và có sự nhầm lẫn giữa chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại. Dưới đây là cách phân biệt 2 loại chiết khấu này:

Chiết khấu thanh toán

Khái niệm: Như đã đề cập ở trên thì CKTT là khoản giảm trừ mà người bán dành cho người mua khi họ thanh toán trước thời hạn quy định; Nó không liên quan với thời hạn TT hay thỏa thuận giữa người bán và người mua nên sẽ không được coi là giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn.

chiet-khau-thanh-toan-la-gi-kiem-tim-dap-an-va-nhieu-thong-tin-bo-ich-khac-2

CKTT là khoản giảm trừ người bán dành cho người mua nhưng không được ghi vào hóa đơn

Cách hạch toán: Sau khi thỏa thuận xong xuôi và tiến hành lập phiếu thu – phiếu chi thì 2 bên sẽ tiến hành hạch toán CKTT.

>> Xem thêm: Mời các bạn tham khảo thêm những kiến thức về công việc kế toán mới nhất hiện nay

Đơn vị bán hàng:

Nợ 635: Chi phí tài chính

Có 131 (Nếu giảm trừ công nợ)

Có 111, 112 (Nếu trả lại bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Đơn vị mua hàng:

Nợ 331 (Nếu giảm trừ công nợ)

Nợ 111,112 (Nếu nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Chiết khấu thương mại

Khái niệm: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách mua hàng với khối lượng lớn. Chiết khấu thương mại (CKTM) sẽ được hạch toán vào tài khoản 521 và được phép ghi giảm trừ doanh thu trên hóa đơn.

chiet-khau-thanh-toan-la-gi-kiem-tim-dap-an-va-nhieu-thong-tin-bo-ich-khac-3

CKTM là khoản giảm giá niêm yết của người bán dành cho người mua hàng với khối lượng lớn

Cách hạch toán: Khi khách hàng mua hàng hóa số lượng lớn, đạt thậm chí vượt định mức mà đơn vị bán hàng đặt ra thì họ sẽ nhận được chiết khấu thương mại, 2 bên cũng bắt đầu hạch toán

Đơn vị bán hàng:

+ Số CKTM thực tế phát sinh

Nợ 521 (CKTM)

Nợ 3331 (VAT)

Có 111/112/131

+ Kết chuyển

Nợ 511
Có 521

Đơn vị bán hàng:

Nợ 111/112/331

Có 156

Có 1331

>> Xem thêm: Những thông tin bổ ích về nghiệp vụ kế toán TẠI ĐÂY

Trên đây là 1 số thông tin bổ ích liên quan đến mảng chiết khấu thương mại như khái niệm, cách hạch toán, phân biệt CKTT và CKTM… Hi vọng những hiểu biết này sẽ có ích cho công việc hoặc nhiệm vụ mà bạn đang phải làm. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên...

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ...

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Lĩnh vực tài chính có rất nhiều những khái niệm khác nhau. Trong đó, biến phí là một khái niệm...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về  ấn chỉ kế toán

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về ấn chỉ kế toán

Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ…

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên…

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.