Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp: Thông tin mới nhất, bỏ túi ngay!

25/12/2019 03:31 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Đối tượng nào sẽ áp dụng chế độ này? Hiện tại nó có những đổi mới gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm

Trước khi tìm hiểu về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chúng ta cần nắm được khái niệm kế toán hành chính sự nghiệp (KTHCSN) trước đã. KTHCSN là từ để chỉ kế toán chuyên chấp hành và sử dụng ngân sách Nhà nước (NN) tại các đơn vị hành chính sự nghiệp như ủy ban, trường học, bệnh viện…

Nó là công cụ để quản lý và điều hành các hoạt động tài chính, kinh tế của các đơn vị hành chính ấy. KTHCSN có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cả các đơn vị hành chính và ngân sách Nhà nước.

Đối tượng áp dụng

Không phải ai cũng có thể áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, dưới đây là những đối tượng áp dụng chế độ KTHCSN:

  • Cơ quan Nhà nước
  • Đơn vị sự nghiệp công lập như trường công lập, bệnh viện công lập (một số đơn vị công lập có thể tự  bảo đảm chi thường xuyên cũng như chi đầu tư thì không cần áp dụng chế độ KTHCSN)
  • Một vài đơn vị, tổ chức khác có/không sử dụng ngân sách NN

>> Xem thêm: Khái niệm nhân viên văn phòng TẠI ĐÂY

Những thay đổi cần cập nhật

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới nhất đã có một vài sự điều chỉnh. Hãy cùng tìm hiểu về những thay đổi ấy nhé!

Chứng từ kế toán

  • Với chứng từ bắt buộc, các đơn vị HCSN bắt buộc phải sử dụng một mẫu thống nhất (đã được quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC). Họ không được phép tự sửa đổi mẫu chứng từ theo ý bản thân.
  • Với chứng từ tự thiết kế, các đơn vị HCSN phải đáp ứng được tối thiểu 7 nội dung được quy định tại Điều 16 Luật Kế toán. Chứng từ tự thiết kế cũng phải phù hợp với yêu cầu đưa ra của đơn vị HCSN.

Sổ kế toán

  • Đơn vị HCSN phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống cũng như lưu trữ lại các nghiệp vụ tài chính, kinh tế đã phát sinh.
che-do-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-thong-tin-moi-nhat-bo-tui-ngay-1

Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải chấp hành quy tắc riêng về sổ kế toán.

  • Những đơn vị tiếp nhận ngân sách Nhà nước hoặc sử dụng nguồn viện trợ, vay vốn của nước ngoài thì phải mở sổ kế toán theo dõi riêng.

Tài khoản kế toán

Đưa ra thông tin chi tiết về 10 loại tài khoản (TK) kế toán:

  • Tài khoản trong bảng là tài khoản từ 1 – 9, đó là TK được hạch toán kép
  • Tài khoản ngoài bảng là tài khoản số ), đó là TK được hạch toán đơn

Nếu có bất cứ nghiệp vụ kế toán kinh tế nào phát sinh thì kế toán viên phải hạch toán theo các TK trong bảng và ngoài hàng, không được bỏ sót TK nào.

Báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính

Phân biệt rõ ràng 2 loại báo cáo (BC):

  • BC tài chính: được sử dụng với mục đích cung cấp thông tin tình hình tài chính (TC), kết quả hoạt động TC và luồng tiền từ các hoạt động của đơn vị HCSN. Báo cáo TC sẽ được trình lên những người có thẩm quyền ở đơn vị để họ đề ra các hoạt động phù hợp với ngân sách của cơ quan.
che-do-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-thong-tin-moi-nhat-bo-tui-ngay-2

Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán có sự khác biệt rõ rệt,

  • BC quyết toán: được sử dụng với mục đích tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng ngân sách Nhà nước của đơn vị HCSN. BC quyết toán được trình bày chi tiết, tỉ mỉ theo mục lục. Việc này giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng tra cứu, rà soát khi cần thiết.

Kỳ hạn lập báo cáo

  • Với BC quyết toán: Lập BC theo kỳ kế toán năm
  • Với BC tài chính: Lập vào cuối kỳ kế toán năm (31/12)

>> Cập nhật ngay: Các thông tin việc làm kế toán mới nhất

Thay đổi khác

che-do-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-thong-tin-moi-nhat-bo-tui-ngay-3

Mức lương cơ sở đã có sự thay đổi

Không liên quan đến kế toán nhưng đây vẫn là một thông tin khá quan trọng mà ai ai cũng nên biết. Quốc hội đã quyết định tăng mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng, Thời điểm có hiệu lực là từ 01/07/2018 trở đi.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm CV tiếng Anh đáp ứng đúng các yêu cầu mà đa số nhà tuyển dụng đặt ra

Bài viết liên quan

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên...

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ...

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí

Lĩnh vực tài chính có rất nhiều những khái niệm khác nhau. Trong đó, biến phí là một khái niệm...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về  ấn chỉ kế toán

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về ấn chỉ kế toán

Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ…

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên…

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.