Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH: Ai đang đi làm đều phải biết

06/01/2020 11:01 AM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH là điều mà người lao động nào cũng nên quan tâm. Với phụ cấp họ nhận được, họ cần có sự am hiểu nhất định.

Các khái niệm cơ bản

Trước khi tìm hiểu về các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH thì chúng ta cần nắm được những khái niệm cơ bản như phụ cấp là gì, bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì trước đã.

Phụ cấp chính là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền trao cho người lao động (LĐ) với mục đích bù đắp về mặt vật chất. Lý do người LĐ cần được bù đắp là bởi họ đang phải làm những công việc có tính chất phức tạp, nguy hiểm hoặc làm việc trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn…

cac-khoan-phu-cap-khong-phai-dong-bhxh-ai-dang-di-lam-phai-xem-ngay-1

Ngoài lương ra thì phụ cấp cũng là điều mà người lao động cần phải quan tâm

Còn BHXH chính là một kiểu bảo đảm thay thế hoặc chia sẻ rủi ro bằng cách bù đắp cho người lao động một phần thu nhập khi họ gặp các trường hợp như: đau ốm, thai sản, thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, hết tuổi LĐ, tử vong

Số tiền ấy được trích từ một quỹ tài chính có sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Nhà nước khuyến khích người dân tham BHXH với mục đích đảm bảo đời sống cho người LĐ nói riêng và đảm bảo an toàn của cả xã hội nói chung.

>> Xem thêm: Các thông tin việc làm kế toán mới nhất năm 2020

Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

Theo pháp luật hiện hành, người lao động sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc đối với các loại phụ cấp dưới đây:

  • Tiền thưởng là khoản tiền mà đơn vị sử dụng LĐ thưởng cho người LĐ dựa theo kết quả hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người LĐ tính theo đơn vị thời gian cụ thể như tháng, quý, năm …
cac-khoan-phu-cap-khong-phai-dong-bhxh-ai-dang-di-lam-phai-xem-ngay-2

Tiền thưởng là 1 trong số các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

  • Tiền thưởng sáng kiến
  • Tiền ăn giữa ca
  • Các khoản công ty hỗ trợ cho người LĐ như: đi lại; xăng xe; nhà ở; điện thoạ; tiền sinh nhật; tiền nuôi con nhỏ; tiền hỗ trợ khi người LĐ có người thân kết hôn hoặc tử vong; tiền trợ cấp cho người LĐ khi họ mắc bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn LĐ… và 1 vài khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật

>> Xem thêm: Những kiến thức về nghiệp vụ kế toán không phải ai cũng biết

Các khoản phụ cấp bắt buộc phải đóng BHXH

Phía trên chúng ta đã đề cập đến các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH nhưng vẫn không thể quên mất các khoản phụ cấp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Với tư cách là người LĐ, bạn cần nắm rõ cả 2 loại này để khi có vấn đề xảy ra với tiền phụ cấp của bạn. Dưới đây là những khoản phụ cấp phải đóng BHXH:

  • Phụ cấp trách nhiệm: Đây là loại phụ cấp dành cho những người giữ chức danh quản lý hoặc những công việc trách nhiệm cao khác như: trưởng phòng, trưởng ca, tổ trưởng (quản lý) và kiểm ngân, thủ quỹ (trách nhiệm cao)…
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh: Loại phụ cấp này dành riêng cho những người đang giữ chức vụ quan trọng như trưởng phòng, phó phòng…
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Người LĐ sẽ được hưởng loại phụ cấp này nếu họ làm việc trong môi tường lao động nặng nhọc hoặc các ngành nghề có tính chất độc hại hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh truyền nhiễm…
cac-khoan-phu-cap-khong-phai-dong-bhxh-ai-dang-di-lam-phai-xem-ngay-3

Các loại phụ cấp trách nhiệm, thâm niên, lưu động… đều phải đóng BHXH

  • Phụ cấp lưu động: Phụ cấp này áp dụng cho các đối tượng người LĐ làm công việc mang tính chất tạm thời, họ thường xuyên phải đổi địa điểm làm việc và nơi cư trú như: công nhân tu sửa đường bộ, đường sắt; kỹ sư khảo sát xây dựng…
  • Phụ cấp khu vực: Người LĐ được hưởng loại phụ cấp khi họ làm việc trong các vùng được hưởng phụ cấp khu vực nằm trong Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực (đã được quy định tại rõ tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT)
  • Phụ cấp thâm niên: Đây dường như là loại phụ cấp dành riêng cho những người làm nghề giáo viên, họ làm việc trong ngành giáo dục từ 5 năm trở lên là có thể được xét duyệt nhận phụ cấp thâm niên
  • Phụ cấp thu hút: Loại phụ cấp này dành riêng cho những ai làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo như quy định của luật pháp.

>> Xem thêm: Định nghĩa cò nhà đất trong môi trường bất động sản

Bài viết liên quan

Overhead Cost là gì? Vai trò của Overhead Cost trong Doanh Nghiệp

Overhead cost là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên,...

CMA là gì? Cơ hội phát triển trong ngành Kế toán với CMA

Bạn đã bao giờ nghe đến CMA chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá sâu hơn về...

Khám phá các phương pháp Hạch Toán Chi Phí Bảo Hành Hiệu Quả

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc hạch toán đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Overhead Cost là gì? Vai trò của Overhead Cost trong Doanh Nghiệp

Overhead cost là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên,…

Quy Trình và Bí Quyết Thực Hiện Hạch Toán Thuế Nhà Thầu Hiệu Quả

Hạch toán thuế nhà thầu là một phần không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp…

CMA là gì? Cơ hội phát triển trong ngành Kế toán với CMA

Bạn đã bao giờ nghe đến CMA chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá sâu hơn về…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.