Mẫu biên bản bàn giao tài sản là gì? Cách lập mẫu biên bàn giao tài sản

15/06/2021 10:55 AM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Mẫu biên bản bàn giao tài sản tài sản là loại giấy tờ được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khi có yêu cầu chuyển giao tài sản. Vậy cụ thể biên bản bàn giao tài sản là gì? Nó sử dụng trong trường hợp nào và cần lưu ý gì khi lập? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây của Timviecketoan.com nhé! 

Biên bản bàn giao tài sản là gì?

Biên bản bàn giao tài sản là loại giấy tờ, biên bản được lập sau khi hai bên đã thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến giao nhận tài sản cố định hoặc không cố định khi có yêu cầu chuyển giao tài sản.

Mẫu biên bản bàn giao tài sản được sử dụng nhiều trong trường hợp khi giao nhận tài sản là nhà, các tài sản gắn liền với nhà, đất hoặc bàn giao phương tiện, máy móc, trang thiết bị…Loại biên bản này giúp cho bên giao cũng như bên nhận có thể ràng buộc với nhau rõ ràng, có văn bản làm chứng.

► Khám phá ngay: Thông tin tuyển dụng nhân viên mới nhất từ các doanh nghiệp hàng đầu với mức lương hấp dẫn

Giá trị pháp lý của mẫu biên bản bàn giao tài sản

Biên bản bàn giao tài sản là cách để xác nhận chuyển giao tài sản giữa cá nhân với cá nhân hoặc doanh nghiệp. Nhiều trường hợp việc bàn giao tài sản không được xác lập bằng văn bản dẫn đến các tranh chấp và có thể gây khó khăn trong xử lý về sau.

Biên bản bàn giao tài sản là gì? Cách lập biên bản bàn giao tài sản

Giá trị pháp lý của mẫu biên bản bản bàn giao tài sản

Theo quy định của luật dân sự, để đảm bảo không có sự rủi ro xảy ra thì đôi bên thực hiện bàn giao tài sản cần ràng buộc với nhau bằng biên bản rõ ràng, có chữ ký xác nhận từ hai bên. Chỉ khi có sự xác nhận bằng văn bản đối với các tài sản đã bàn giao thì khi xảy ra tranh chấp mới được toàn án bảo vệ quyền lợi.

Với những lý do này mà biên bản bàn giao tài sản trở nên đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và tránh những rủi ro không đáng có thì bạn cần lập biên bản bàn giao tài liệu ngay khi có thỏa thuận chuyển giao tài sản xảy ra.

► Các vị trí tuyển dụng nhân viên kế toán được cập nhật liên tục mỗi ngày. Xem ngay!

Cách lập biên bản bàn giao tài sản

Chắc hẳn bạn đã thấy được tầm quan trọng của biên bản bàn giao tài sản rồi phải không nào? Vậy làm sao để lập giấy tờ này và cần lưu ý gì khi lập? Việc lập biên bản bàn giao tài sản được tiến hành rất nhanh chóng. Dưới đây chúng mình sẽ cung cấp tới bạn mẫu biên bản bàn giao tài sản được sử dụng phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp khi tiến hành bàn giao tài sản, công cụ.

Biên bản bàn giao tài sản là gì? Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao tài sản

Mẫu biên bản bàn giao tài sản, công cụ

Với mẫu biên bản này bạn cũng có thể sử dụng trong nhiều trường hợp và với nhiều đối tượng khác nhau. Một số nội dung trong biên bản bạn có thể điều chỉnh bổ sung hoặc lược bỏ một số nội dung tùy vào từng trường hợp bạn sử dụng.

► Tham khảo: Các trang tuyển dụng miễn phí giúp doanh nghiệp tìm ứng viên tiềm năng

Một số điều bạn cần lưu ý khi lập mẫu biên bản bàn giao tài sản:

Để đảm bảo được giá trị pháp lý của biên bản, tránh những sai sót có thể xảy ra bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Bạn cần nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao tài sản và lập biên bản
  • Thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận cần được cung cấp đầy đủ và chính xác.
  • Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng liên quan đến tài sản như: Tên gọi, số lượng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…
  • Trình bày cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao…
  • Chữ ký của cả bên giao và bên nhận. Trong trường hợp cần thiết có thể có thêm chữ ký của người làm chứng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến khái niệm biên bản bàn giao tài sản là gì? Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao tài sản mà bạn cần biết. Hi vọng thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn biết nhiều hơn những kiến thức pháp lý để bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

► Có thể bạn quan tâm: Thông tin tuyển dụng từ Công ty VNPay mới nhất, những điều bạn cần lưu ý khi tham gia ứng tuyển

Tags:

Bài viết liên quan

Các Bước Thực Hiện Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Hiệu Quả

Tổ chức bộ máy kế toán là một quy trình quan trọng giúp cải thiện hiệu suất và đảm bảo...

PPE trong Kế Toán là Gì? Ảnh Hưởng của PPE Đến Báo Cáo Tài Chính

Trong lĩnh vực kế toán, PPE là một khái niệm quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Trong...

2 Phương Pháp Kế Toán Chi Phí Phổ Biến Hiện Nay

Kế toán chi phí là một phần quan trọng của quản lý tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Việc hiểu...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Hạch Toán Chi Phí Bảo Hành: Bí Quyết Quản Lý Chi Phí Hiệu Quả

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc hạch toán chi phí bảo hành đóng vai trò quan trọng trong…

Kỳ Kế Toán Là Gì và Tầm Quan Trọng Trong Quản Lý Tài Chính

Kỳ kế toán là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán và tài chính, nhưng không phải…

Các Bước Thực Hiện Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Hiệu Quả

Tổ chức bộ máy kế toán là một quy trình quan trọng giúp cải thiện hiệu suất và đảm bảo…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.