Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi sai và một số lưu ý bạn cần biết
- Hóa đơn giá trị gia tăng là gì? Những điều bạn càn biết về GTGT
- Mức phạt với hóa đơn xuất sai thời điểm mà bạn cần phải biết
Có rất nhiều trường hợp sai sót xảy ra trong quá trình xuất hóa đơn, và tùy từng trường hợp doanh nghiệp cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn. Vậy cụ thể từng trường hợp sẽ là như thế nào?
Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
Các trường hợp sai sót hóa đơn có thể gặp phải
Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc xử lý các hóa đơn đã lập:
- Với hóa đơn chưa giao đến cho người mua, chưa giao hàng. Nếu phát hiện có sai sót thì người bán cần gạch thông tin sai sót và lưu giữ số hóa đơn sai này.
- Với hóa đơn đã lập nhưng chưa giao hàng, hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa kê khai thuế. Nếu phát hiện sai cần hủy bỏ ngay. Người bán và người mau cần lập biên bản thu hồi liên hóa đơn lập sai. Biên bản thu hồi cần trình bày được lý do thu hồi. Người bán tiến hành gạch chéo liên hóa đơn, lưu giữ số hóa đơn và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
- Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, và đã kê khai thuế thì người bán và người mua phải lập biên bản ghi rõ sai sót. Đồng thời người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Như vậy trường hợp phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn là khi hóa đơn đã lập và giao cho người mua, doanh nghiệp đã giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Sau đó mới phát hiện ra sai sót mới cần lập biên bản điều chỉnh.
Với hóa đơn xảy ra sai sót xử lý như thế nào?
Theo quy định, dù cùng là hóa đơn đã kê khai và xảy ra sai sót nhưng với mỗi lỗi sai khác nhau thì sẽ có cách xử lý cũng khác nhau:
- Với trường hợp hóa đơn lập sai số lượng hàng hóa, sai đơn giá, sai thuế suất thuế giá trị gia tăng, sai số tiền thuế giá trị gia tăng, tổng thanh toán thì doanh nghiệp phải lập đồng thời cả biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh.
- Với trường hợp hóa đơn lập sai về tên, địa chỉ nhưng ghi đúng mã số thuế của bên mua thì doanh nghiệp bên bán chỉ phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
>>> Tìm việc làm đơn giản hơn với website tìm việc uy tín
Một số mẫu điều chỉnh hóa đơn
1.Mẫu biên bản điều chỉnh cơ bản
- Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn cơ bản
2. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn Giá trị gia tăng
- Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT
3. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi điền sai địa chỉ công ty
- Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ
Một số lưu ý khi điều chỉnh mẫu biên bản hóa đơn
- Trường hợp viết hóa đơn sai nhưng chưa kê khai thì lập biên bản thu hồi và xuất hóa đơn mới theo hướng dẫn tại: Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn theo Thông tư 39
- Ngày ghi trên biên bản điều chỉnh và ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải giống nhau.
- Nội dung trên biên bản điều chỉnh phải thể hiện rõ: số hóa đơn, ngày tháng lập, ký hiệu, nội dung điều chỉnh…
- Với trường hợp hóa đơn đã kê khai, khi phát hiện sai sót thì ngoài việc lập biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT thì doanh nghiệp còn phải lập hóa đơn điều chỉnh.
- Với hóa đơn đã lập sai sót về tên, địa chỉ, người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Trên đây là một sốthông tin liên quan đến điều chỉnh hóa đơn mà Timviecketoan muốn cung cấp tới bạn. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể hữu ích đối với bạn. Nếu có thắc măc hay vấn đề liên quan đến mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn hãy để lại bình luận để chúng tôi có thể giúp đỡ bạn.
>>>Xem thêm những vị trí tuyển dụng kế toán hấp dẫn nhất hiện nay
Bài viết liên quan