Mẫu biên bản đối chiếu công nợ và những điều bạn cần biết

14/04/2020 04:22 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Bạn là nhân viên kế toán công nợ? Bạn muốn quản lý công nợ hiệu quả hơn? Hãy tham khảo ngay thông tin về mẫu biên bản đối chiếu công nợ dưới đây!

Công nợ là gì?

Trước khi tham khảo mẫu biên bản đối chiếu công nợ bạn cần hiểu rõ khái niệm công nợ. Ở đây bạn cần hiểu công nợ chính là các khoản tiền chưa được thanh toán nó phát sinh từ hoạt động mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ … của doanh nghiệp với nhà cung cấp, đối tác.

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ và những điều bạn cần biết 1

Nắm bắt về khái niệm công nợ

Và người chịu trách nhiệm xử lý công việc theo dõi – quản lý công nợ của doanh nghiệp chính là nhân viên kế toán công nợ. Khi làm việc ở vị tí kế toán công nợ thì nhân viên kế toán này phải ghi chép chính xác  chi tiết, chặt chẽ, thường xuyên từng khoản nợ phải trả và từng lần thanh toán.

>> Đọc ngay: Các doanh nghiệp, tập đoàn đang có nhu cầu tuyển dụng kế toán công nợ tại Sài Gòn với mức lương hấp dẫn nhất

Phân loại công nợ

Khi làm ở vị trí  nhân viên kế toán công nợ, người kế toán sẽ chịu trách nhiệm quản lý các loại công nợ, bao gồm:

  • Công nợ sẽ phải thu: Những khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa cho đối tác nhưng chưa thanh toán.
  • Công nợ sẽ phải trả: Đó là những khoản tiền doanh nghiệp phải trả cho các nhà cung cấp, người bán phát sinh từ việc mua các loại vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… để phục vụ cho quá trình sản xuất – kinh doanh của đơn vị.
  • Công nợ phải thu – phải trả khác: Đó là khoản phải thu nội bộ – ký cược – ký quỹ
  • Khoản tạm ứng

Cách quản lý công nợ hiệu quả

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ là cách để nhân viên kế toán theo dõi, quản lý công nợ. Đối với nhân viên kế toán thì quản lý công nợ chính là một quá trình ghi nhận, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng khi diễn ra hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ từ một công ty hay cá nhân khác để doanh nghiệp kiểm soát được tình hình tài chính tốt hơn.

Dưới đây là cách quản lý công nợ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Công nợ phải thu

Đối với khoản công nợ này bạn cần xây dựng chính sách bán hàng từ đầu cho từng cấp phân phối, cho từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra để đảm bảo việc thực hiện thanh toán đúng thời hạn thì bạn cần yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận và thực hiện đúng theo thỏa thuận nếu không sẽ phải chịu phạt như đã thống nhất.

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ và những điều bạn cần biết 2

Công nợ phải thu là một trong những cách quản lý công nợ

Hơn nữa, nhân viên kế toán cần lưu ý đó là lưu trữ mọi cuộc giao dịch dưới dạng tài liệu để đề phòng trường hợp tranh chấp, kiện tụng xảy ra. Để hỗ trợ công việc này thì bạn có thể sử dụng các phần mềm dưới dạng tài liệu để đề phòng trường hợp tranh chấp, kiện tụng xảy ra.

>> Đọc ngay: Hướng dẫn cách làm CV xin việc đơn giản nhưng không kém phần chuyên nghiệp

Các khoản phải trả

Với khảo công nợ này thì bạn có thể quản lý chúng theo các hóa đơn và hạn thanh toán theo như thỏa thuận trước đó. Đối với mẫu biên bản đối chiếu công nợ cần có đầy đủ thông tin:

  • Tuổi nợ của các hóa đơn
  • Bảng kê các hóa đơn đến hạn thanh toán
  • Bảng kê các hóa đơn quá hạn
  • Bảng kê hóa đơn còn nợ của một nhà cung cấp

Ngoài ra còn có thể quản lý qua hợp đồng mua, nhớ là hãy phân loại đối tượng khách hàng, người bán hàng.

Nội dung của mẫu biên bản đối chiếu công nợ 

Làm việc ở vị trí kế toán công nợ, bạn cần làm tốt nhiệm vị ghi chép đầy đủ, chính xác, phản ánh kịp thời, rõ ràng các nghiệp vụ phải thu khách hàng theo từng đối tượng và khoản thanh toán.

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ và những điều bạn cần biết 3

Nội dung bản mẫu biên bản đối chiếu công nợ

Vì tầm quan trọng của chúng, bạn cần đảm bảo mẫu biên bản đối chiếu công nợ phải có đủ các nội dung sau:

  • Tên của doanh nghiệp
  • Số biên bản đối chiếu công nợ
  • Tiêu ngữ
  • Địa chỉ, ngày/tháng/năm
  • Tên của biên bản công nợ
  • Những căn cứ để lập biên bản công nợ
  • Thông tin hai bên
  • Thông tin để đối chiếu công nợ và công nợ chi tiết
  • Kết luận của công nợ
  • Ký tên đóng dấu của hai bên

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới mẫu biên bản đối chiếu công nợ. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xử lý các nghiệp vụ kế toán liên quan trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về Anatomy TẠI ĐÂY

Tags:

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.