Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa bảng kế toán với doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa của nó đối với tài chính doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây
- Các hình thức kế toán phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp
- Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam: Khác biệt gì?
Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là một bản báo cáo mang tính chất tổng hợp, phản ánh tổng quá những thông tin tài chính doanh nghiệp như nguồn vốn để hình thành các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong thời điểm cố định.
Một bảng cân đối kế toán thường sẽ phải ánh các số liệu về giá trị toàn bộ tài sản, nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp một cách tổng quát hơn so với báo cáo tài chính. Vì thế, nhiều doanh nghiệp thường coi bẳng cân đối kế toán như một bức vẽ tổng quát về tình hình tài chính, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Các thời điểm đó có thể là cuối năm tài chính, cuối kỳ kinh doanh, cuối quý hoặc cuối tháng
Kết cấu của bảng cân đối kế toán
Kết cấu của bảng cân đối kế toán là gì sẽ cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Tài sản: Các tài sản sẽ cần phải được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. Từ những tài sản có tính thanh khoản cao cho tới những tài sản có tính thanh khoản thấp sẽ được xếp lần lượt từ trên xuống.
- Nguồn vốn: Những thông tin sẽ được sắp xếp theo tính cấp bách về yêu cầu hoàn trả. Vì thế các nguồn vốn của doanh nghiệp cần phải sắp xếp theo trật tự như sau: vốn nợ, vốn chủ sở hữu. Trong đó, nguốn vốn nợ sẽ bao gồm vốn chiếm dụng, vốn vay từ các tổ chức tài chính….
>> Xem thêm: Các thông tin tìm việc kế toán HOT nhất TẠI ĐÂY
Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán với doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh, bản cân đối kế toán sẽ có những đóng góp rất quan trọng cho doanh nghiệp như:
Với phần tài sản
Phần tài sản doanh nghiệp sẽ có những ý nghĩa sau khi được góp mặt trong bảng cân đối kế toán:
- Pháp lý: Tài sản doanh nghiệp sẽ phản ánh giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hoặc những tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tính tại thời điểm lập báo cáo.
- Kinh tế: Những thông tin của bản cân đối kế toán sẽ phải ánh quy mô tài sản, các loại vốn của doanh nghiệp. Từ đó, các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp khác nhau để cải thiện nguồn tài sản của doanh nghiệp.
Với phần nguồn vốn
- Pháp lý: Các thông tin trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh chính xác thông tin về nguồn hình thành những tài sản vốn có của doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau. Sau khi lập bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp có trách nhiệm phải chi trả các khoản nợ cho chủ đầu tư. Cùng với đó, các chủ đầu tư cũng có thể biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với những khoản đầu tư của mình cho doanh nghiệp.
- Kinh tế: Các số liệu trong mục nguồn vốn của bảng cân đối kế toán thể hiện được quy mô, nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, ban giám đốc có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ tài chính, khả năng chịu rủi ro của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Nắm bắt rõ các ưu điểm và nhược điểm khi nói về công việc thời vụ
Những điểm hạn chế của bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán dù có thể giúp bạn nắm được tổng quan tình hình tài chính doanh nghiệp. Nhưng nó cũng tồn tài các điểm hạn chế khác nhau, do đó bạn cần phải phối hợp nhiều nguồn thông tin như: báo cáo tài chính, chứng từ kế toán … để có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, các điểm hạn chế có thể thấy được như:
- Khó có được sự ăn khớp với giá trị tài sản theo sổ sách khi hạch toán nghiệp vụ kế toán theo giá thị trường.
- Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh số liệu tại thời điểm lập báo cáo. Vì thế khó đánh giá được sự vận động của các loại tài sản.
Với mỗi công ty sẽ có những cách thức sử dụng tài chính khác nhau. Vì thế, bài viết này không chỉ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm bảng cân đối kế toán là gì mà nó còn giúp cho doanh nghiệp có những bước đi phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh.
>> Xem thêm: Các thông tin hữu ích giúp người tìm việc kế toán có thể chủ động ứng tuyển nhanh nhất có thể
Bài viết liên quan