7 bài học về quản lý tài chính cá nhân, đọc ngay để làm chủ túi tiền!

29/07/2019 02:50 PM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Quản lý tài chính là một khía cạnh có liên quan mật thiết đến ngành nghề trong tuyển dụng kế toán, vô cùng quan trọng với bất cứ ai trong cuộc sống.

Quản lý tài chính cá nhân là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất lại là một việc làm khó kiểm soát nhất đối với mọi người. Nếu quản lý tốt, tài chính sẽ không bị hao hụt và mạnh mẽ đi lên nhưng nếu quản lý không cẩn thận, bạn sẽ luôn luôn rơi vào cảnh thiếu thốn, hụt trước hụt sau.

Thông thường những gì bạn biết về cách sử dụng, tiết kiệm hay chi tiêu thường bắt nguồn từ kinh nghiệm, học từ bạn bè, từ lời khuyên của cha mẹ hoặc vợ, hay từ những tìm kiếm ngẫu nhiên trên Internet… Điều này dẫn đến thói quen tiêu tiền không hợp lý. Vì vậy, để có thể có một ví tài chính dày dặn và không bị vơi đi, xin đưa ra 7 bài học về cách quản lý tài chính cá nhân – hãy đọc nếu muốn mình lúc nào cũng làm chủ được đồng tiền nhé.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về các thông tin giúp bạn định hướng công việc kế toán hiệu quả

Thay đổi cách tư duy về tiền

Không phải tự nhiên mà điều này được đặt lên hàng đầu trong những bài học quản lý tài chính cá nhân của những người giàu có, bởi học cách nghĩ, cách tư duy về tiền chính là bạn đang học cách làm chủ đồng tiền, có như vậy mới có thể sai khiến được đồng tiền.

Lời khuyên dành cho bạn là đừng bao giờ để đồng tiền tạo áp lực lên bản thân mình, thành ra trong tâm trí bạn luôn bị đồng tiền áp bức, luôn phải cảnh giác trước đồng tiền và sự giàu có… Thay vào đó, tại sao bạn không thoải mái “từ bỏ”, “không quan tâm” đến đồng tiền.

7 bài học về quản lý tài chính cá nhân, đọc ngay để làm chủ túi tiền! 1

7 bài học cực quý báu về quản lý tài chính cá nhân, đọc ngay nếu muốn làm chủ túi tiền

Bạn nên học cách tự đặt ra câu hỏi cho chính bản thân mình: “Mình cảm thấy đồng tiền thế nào? Mình có khả năng kiếm được tiền không, có khả năng để dành và quản lý nó không?” Nếu bạn không có những suy nghĩ tích cực khi trả lời câu hỏi này thì bạn chẳng thể nào có những trải nghiệm tích cực với đồng tiền. Hãy học cách suy nghĩ về đồng tiền, mới có thể thay đổi được tư duy và có thể kiểm soát, sử dụng đồng tiền.

>> Xem thêm: Mẫu CV xin việc làm đúng chuẩn dành cho sinh viên mới ra trường

Quản lý tiền và chi tiêu thấp hơn khả năng cho phép

Nếu muốn có tích lũy để sống tốt hãy tập cách sống thoải mái dù không phải chi tiêu đến đồng tiền cuối cùng của mình. Để làm được điều đó, hãy đặt ra quy định cho bản thân, mặc định khả năng chỉ tiêu của mình thấp hơn thực tế một chút. Đây được nhận định là chìa khóa để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất.

7 bài học về quản lý tài chính cá nhân, đọc ngay để làm chủ túi tiền! 2

Học cách quản lý tiền và chi tiêu thấp hơn khả năng cho phép

Chantel Bonneau – cố vấn tài chính của Northwestern Mutual cho biết, nếu ai đó có thói quen này sẽ vô cùng có lợi cho bản thân người đó. Bởi một khi đã có thói quen thì sẽ hình thành tính cách, một khi đã là tính cách thì muốn chi tiêu vô tội vạ cũng không thể được nữa.

Học cách nói về tiền, điều đó sẽ giúp bạn tự tin

“Đồng tiền là đồng bạc” – câu nói của người xưa chẳng hề sai ngay cả với chuyện tiền bạc ngày nay. Nói chuyện về tiền không khéo léo, vợ chồng có thể lục đục cãi nhau, anh em họ hàng từ mặt, bạn bè chém giết… Vậy nên, có tiền những không biết nói chuyện, không biết kiểm soát cảm xúc vì đồng tiền cũng là cái dại vô cùng lớn.

Nói về tiền khá khó khăn vì một số người lo rằng họ bị đánh giá không tốt về đồng tiền nhưng điều gì thì cũng phải nên sòng phẳng và rõ ràng. Đặc biệt, đồng tiền thì càng nên như vậy. Hãy nói chuyện rõ ràng để bạn có thể quản lý tài chính cá nhân, hợp tác tài chính tốt hơn.

Chi tiêu ưu tiên, đừng chi vì thích

Ai khi nói về quản lý tiền cũng nói đến điều này., bởi nó có quyết định trực tiếp đến tình hình tài chính và khả năng tiết kiệm tài chính của mình. Do vậy khi định bỏ tiền ra mua một món đồ gì đó thì bản thân bạn phải tự xác định rằng, món đồ đó có thực sự cần thiết không. Hãy mua thứ cần thiết, cần phải có hơn là thứ mình thích bộc phát thôi.

7 bài học về quản lý tài chính cá nhân, đọc ngay để làm chủ túi tiền! 3

Chi tiêu ưu tiên, cái nào cần mới chi, đừng chi vì thích

Muốn kiểm soát được điều này thì hãy tạo ra 2 tài khoản: 1 cái cho nhu cầu bạn cần phải có, 1 cái để chi tiêu tùy ý. Như vậy bạn sẽ biết lượng tiền mình cần chi cho nhu cầu thiết yếu là bao nhiêu, lượng tiền cho mong muốn ý thích là bao nhiêu để kiểm soát.

Học cách thiết lập ngân sách, điều quan trọng để quản lý tài chính

Học cách thiết lập ngân sách hay kế hoạch chi tiêt là một bài học vô cùng thông minh. Bạn nên chia ngân sách của mình thành 3 cấp: thấp – trung bình – cao. Ngân sách thấp có thể hiểu là bạn làm ra ít tiền hoặc số tiền làm ra dùng để trả góp, thanh toán cho căn nhà bạn mua hoặc xe hơi bạn mua.

Bạn hãy chọn cho mình 1 mức ngân sách tương ứng của từng tháng để có thể xác định được kế hoạch chi tiêu là gì? Nên nhớ rằng bất cứ việc gì nếu được lập kế hoạch tủ mỉ cẩn thận thì xác suất thành công lên đến 80%, việc quản lý tiền bạc cũng vậy. Lên kế hoạch sẽ tiêu gì, chi gì trong hôm nay sẽ khiến bạn bao quát được túi tiền của mình.

7 bài học về quản lý tài chính cá nhân, đọc ngay để làm chủ túi tiền! 4

Học cách thiết lập ngân sách, điều quan trọng để quản lý tài chính

Nhất định phải học cách tiết kiệm thông minh

Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà hãy đặt mục tiêu tiết kiệm tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó.

Mặt khác, tiết kiệm nhưng cũng không có nghĩa là nhịn ăn nhịn uống, làm sao bạn vẫn phải đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu nhất của cuộc sống. Tiết kiệm vì một mục đích chứ không phải tiết kiệm để nhanh giàu.

Học cách tiết kiệm cho hưu trí

Tiết kiệm tài chính để khi về hưu có tiền là điều ai cũng từng nghĩ đến nhưng không phải ai cũng đủ thông minh để tiền đó được sinh lời. Đừng để đồng tiền chết yểu mà hãy học cách cho tiền đẻ ra tiền. Thế mới gọi là cách tiết kiệm thông minh cho hưu trí.

>> Xem thêm: Khái niệm biên bản thanh lý hợp đồng và các mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế

Tags:

Bài viết liên quan

Ngành Kiểm Toán là gì: Ý Nghĩa, Tầm Quan Trọng và Tương Lai

Trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay, việc có các dịch vụ kiểm toán chất lượng là điều...

Hướng Dẫn Kế Toán Mới Ra Trường: Nên Làm Gì Sau Khi Tốt Nghiệp?

Kế toán là một lĩnh vực rộng lớn và hấp dẫn, thu hút rất nhiều sinh viên mới ra trường...

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Với mỗi vị trí kế toán sẽ...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.