Thuế thu nhập hoãn lại: Học ngay cách phân biệt TK 243 và TK 347
Thuế thu nhập hoãn lại là thuật ngữ ra đời từ lâu nhưng lại chưa có nhiều kế toán viên hiểu biết về nó. Cùng thử tìm hiểu về loại thuế đặc biệt này nhé!
- Cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân đơn giản dễ áp dụng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính nhanh nhất
Khái niệm
Định nghĩa “thuế thu nhập hoãn lại” theo đúng như trong luật pháp quy định thì nó chính là thuế thu nhập (TN) mà doanh nghiệp (DN) sẽ phải nộp hoặc được hoàn lại trong tương lai. Nhưng có một cách hiểu đơn giản hơn đó là thuế TN hoãn lại là thuế thu nhập DN sẽ phát sinh nhưng lại bị hoãn lại đến các kỳ kế toán sau.
Nguyên nhân phát sinh
Theo như đúng lý thuyết thì lý do phát sinh thuế TN hoãn lại là do DN thu hồi giá trị tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả. Điều này vô hình chung khiến cho số thuế TN DN phải trả trong tương lai vượt khỏi hoặc chưa đạt đến số thuế TN DN phải nộp trong năm hiện hành.
Dù trên thực tế, khoản thu hồi/thanh toán này không ảnh hưởng gì đến tổng số thuế TN DN nhưng DN vẫn phải ghi nhận khoảng thuế TN hoãn lại này. Hhiểu 1 cách đơn giản rằng lý do phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là vì cơ sở ghi nhận và nguyên tắc ghi nhận các khoản mục trên báo cáo tài chính giữa kế toán và thuế có sự khác biệt.
Thế nhưng báo cáo tài chính lại cần phải thể hiện đầy đủ cả nghĩa vụ thuế theo kế toán và theo thuế. Thuế TNDN hoãn lại sinh ra chính là để cân bằng giữa 2 yếu tố này.
>> Tham khảo thêm các thông tin về việc làm kế toán hấp dẫn TẠI ĐÂY
Phân biệt tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Không ít kế toán viên vẫn nhầm lẫn hoặc băn khoăn không biết loại chênh lệch mình đang tính là chệnh lệch tạm thời được khấu trừ (tài sản thuế TN hoãn lại) hay là chênh lệch tạm thời chịu thuế (thuế TN hoãn lại phải trả). Cũng vì thế mà họ không thể quyết định được phải ghi nhận nó là TK 243 (tài sản thuế TN hoãn lại) hay 347 (thuế TN hoãn lại phải trả).
Dưới đây là cách phân biệt để bạn tham khảo:
Muốn xác định tài sản hoặc nợ phải trả thuế TN hoãn lại thì bạn phải xem xem nó là chênh lệch tạm thời chịu thuế hay tạm thời được khấu trừ. Hay nói cách khác bạn cần xác định xem đó là thuế TN hoãn lại phải trả hay tài sản thuế TN hoãn lại.
Hãy so sánh lợi nhuận thuế và lợi nhuận kế toán (KT) hoặc chi phí thuế tính theo thuế và chi phí thuế tính theo kế toán để xác định được điều đã đề cập ở câu trước.
>> Đọc thêm: Các mẫu CV xin việc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao mà ứng viên nên biết
Cách làm đơn giản nhất chính là bạn hãy dựa vào cách hạch toán vào tài khoản bởi bản chất của tài khoản thuế TN hoãn lại chính là để cân bằng giữa thuế theo KT và thuế theo thuế.
Chi phí thuế tính theo KT là TK 821, chi phí thuế tính theo thuế sẽ là TK 8211 còn chi phí thuế TN hoãn lại chính là TK 8212. Ta sẽ có công thức như sau:
TK 821 = TK 8211 +/- TK 8212
Hãy nhớ khi xác định khoản mục nào thì cũng phải xem xét luôn xem khỏa mục ấy có ảnh hưởng thế nào đến chi phí thuế theo thuế và chi phí thuế theo KT. Các trường hợp có thể xảy ra bao gồm:
- Khi TK 8211 < TK 821 => ghi nhận tăng chi phí thuế và thuế TN hoãn lại phải trả để cân bằng. Bút toán: Có TK 347/ Nợ TK 8212
- Khi TK 8211 > TK 821 => ghi nhận giảm chi phí thuế và tài sản thuế TN hoãn lại để cân bằng. Bút toán: Nợ TK 243/Có TK 8212
>> Xem thêm: Tạo mẫu CV kế toán tổng hợp đẹp nhất với nội dung đầy đủ và chuẩn form nhất
Bài viết liên quan