Kế toán tiền lương: Muốn tìm việc thành công thì phải đọc ngay!

06/01/2020 11:09 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Kế toán tiền lương là vị trí công việc không còn xa lạ đối với “dân” trong ngành. Họ chịu trách nhiệm mọi thứ liên quan đến tiền lương của người lao động.

Khái niệm

Tiền lương:

Trước khi tìm hiểu khái niệm kế toán tiền lương (KTTL) thì bạn cần biết tiền lương là gì trước đã. Tiền lương là số tiền biểu thị cho sức lao động mà người lao động (NLĐ) đã bỏ ra trong suốt quá trình làm việc của mình. Nó được thanh toán dựa theo kết quả cuối cùng mà đơn vị chủ quản nhận được.

Tiền lương là nguồn thu nhập chính của NLĐ và cũng là yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị của các loại sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, việc doanh nghiệp trả tiền lương đúng hạn sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy NLĐ hăng hái làm việc hơn. Nhờ đó mà năng suất lao động của họ cũng tăng lên rất nhiều. Đó cũng là điều mà đơn vị sử dụng lao động nào cũng mong mỏi.

ke-toan-tien-luong-muon-tim-viec-thanh-cong-thi-phai-doc-ngay-1

Tiền lương là số tiền biểu thị cho sức lao động mà NLĐ đã bỏ ra trong quá trình làm việc.

Quỹ tiền lương của mỗi doanh nghiệp (DN) sẽ do chính DN ấy quản lý và sử dụng. Quỹ tiền lương được chia thành 2 loại:

  • Tiền lương chính: Là loại tiền lương tính theo khối lượng công việc mà NLĐ hoàn thành hoặc tính theo thời gian NLĐ làm các nhiệm vụ chính tại DN (gồm tiền lương theo sản phẩm, theo thời gian và các khoản phụ cấp)
  • Tiền lương phụ: Là loại tiền lương trả cho NLĐ khi họ không làm việc tại DN nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định của Nhà nước (ví dụ tiền lương nghỉ phép, nghỉ lễ Tết…).

>> Xem thêm: Các thông tin HƯỚNG NGHIỆP được dân kế toán quan tâm nhất

Kế toán tiền lương:

Mỗi một DN phải tự đứng ra quản lý và phân phối quỹ tiền lương cho người lao động và người phụ trách các vấn đề liên quan đến tiền lương chính là các kế toán tiền lương.

Họ là người phụ trách việc hạch toán tiền lương, họ lập bảng lương và thanh toán tiền lương cũng như các khoản phụ cấp khác căn cứ vào các yếu tố như: bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động…

Mô tả công việc kế toán tiền lương

Công việc của KTTL sẽ bao gồm 2 mảng chính:

Quản lý các vấn đề về tiền lương

  • Lập bảng lương
  • Tính toán các khoảng lương, thưởng, phụ cấp của NLĐ
  • Quản lý các đợt tạm ứng lương trong tháng của NLĐ (có thể là cả công ty, một nhóm hoặc chỉ một nhân viên đơn lẻ), xây dựng mức tạm ứng hợp lý
  • Quản lý kỳ lương chính của NLĐ
ke-toan-tien-luong-muon-tim-viec-thanh-cong-thi-phai-doc-ngay-2

Kế toán tiền lương chịu trách nhiệm quản lý về lương cũng như tình hình NLĐ.

Theo sát tình hình của NLĐ

  • Chấm công và theo dõi tình hình làm việc của các nhân viên, người lao động trong công ty
  • Cập nhật thường xuyên và ghi chép đầy đủ về số lượng NLĐ hiện có, chất lượng công việc của NLĐ, tình hình sử dụng thời gian làm việc và kết quả làm việc của NLĐ.

Yêu cầu đối với nhân viên kế toán tiền lương

Không phải ai cũng có thể đảm nhiệm công việc kế toán tiền lương, bạn phải đáp ứng được những điều kiện dưới đây thì mới có thể trở thành nhân viên KTTL đích thực:

  • Có đầy đủ kiến thức chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng
  • Thành thạo việc tính và khai báo các khoản lương, phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ
  • Thành thạo việc tính và kê khai thuế TNCN
ke-toan-tien-luong-muon-tim-viec-thanh-cong-thi-phai-doc-ngay-3

Muốn trở thành KTTL, bạn phải đáp ứng 1 số yêu cầu nhất định.

  • Hiểu biết tương đối về các yếu tố ảnh hưởng đến NLĐ, lương NLĐ và cách tính lương bao gồm: số giờ, ngày làm việc trong tháng; kỳ tính lương…
  • Biết khai thác thông tin ở các mảng như: lương, phụ cấp và các nhân tố ảnh hưởng; các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN), không phải chịu thuế TNCN, các khoản được giảm trừ…; thủ tục đăng ký bảo hiểm; tỷ lệ trích các khoản theo lương…

>> Xem thêm: Văn bằng chứng chỉ và ý nghĩa của loại văn bằng này  

Bài viết liên quan

Ngành Kiểm Toán là gì: Ý Nghĩa, Tầm Quan Trọng và Tương Lai

Trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay, việc có các dịch vụ kiểm toán chất lượng là điều...

Hướng Dẫn Kế Toán Mới Ra Trường: Nên Làm Gì Sau Khi Tốt Nghiệp?

Kế toán là một lĩnh vực rộng lớn và hấp dẫn, thu hút rất nhiều sinh viên mới ra trường...

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Với mỗi vị trí kế toán sẽ...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.