Top các nguyên tắc kế toán cơ bản trong doanh nghiệp hiện nay
Các nguyên tắc kế toán cơ bản có vai trò quan trọng nhằm giúp cho việc lập báo cáo tài chính đạt được các mục tiêu như đầy đủ, dễ hiểu, có thể so sánh …
- 7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà bất kì kế toán viên nào cũng phải nằm lòng
- Top các nguyên tắc kế toán cơ bản trong doanh nghiệp hiện nay
Nguyên tắc giá gốc
Giá trị của tài sản trong doanh nghiệp sẽ được ghi nhận dưới dạng giá gốc của nó chứ không theo giá trên thị trường. Giá gốc của tài sản được hình thành theo số tiền phải chi trả hoặc giá trị hợp lí của tài sản đó vào thời điểm được ghi nhận.
Đối với giá trị các chỉ tiêu về tài sản, công nợ…. nguyên tắc giá gốc được phản ánh theo giá ở thời điểm tài sản được mua. Do đó, nguyên giá của tài sản cố định được doanh nghiệp xác định theo công thức:
Nguyên giá= Giá mua trên hóa đơn + chi phí lắp đặt, vận chuyển – chiết khấu
Nguyên tắc phù hợp
Đây là một trong các nguyên tắc kế toán rất quan trọng trong việc hạch toán kế toán doanh nghiệp mà bạn nên nắm được khi có nhu cầu tìm việc. Việc thống kê doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Trong hoạt động kế toán doanh nghiệp, khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải có một mức chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Chi phí tương ứng để tạo ra doanh thu bao gồm:
- Các chi phí phát sinh thực tế có liên quan đến việc tạo ra doanh thu trong kì kinh doanh
- Chi phí liên quan đến doanh thu phát sinh của kì trước đó cần phải trả
>> Xem ngay những việc làm kế toán đang “hot” nhất hiện nay
Có thể thấy rằng, mỗi nguyên tắc kế toán thường phù hợp với doanh thu, chi phí để xác định chính xác được kết quả kinh doanh trong tháng một cách chính xác. Đồng thời từ những kết quả đó sẽ giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Đừng bỏ lỡ: Mách bạn bí quyết tìm việc làm kế toán nộp đâu trúng đó
Nguyên tắc nhất quán
Theo như nguyên tắc nhất quán trong hoạt động kế toán doanh nghiệp, các phương pháp hạch toán kế toán đã chọn cần phải được áp dụng một cách đồng bộ trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu như có những trường hợp thay đổi phương thức kế toán thì cần phải có giải trình chi tiết với cơ quan chức năng, cũng như có bản thống kê đầy đủ ảnh hưởng của thay đổi tới giá trị doanh nghiệp trong báo cáo tài chính.
Đối với nguyên tắc nhất quán, thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ mang tính ổn định xuyên suốt quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp có thể so sánh được xu hướng biến động của tình hình tài chính doanh nghiệp giữa các khoảng thời gian với nhau để có thể có được phương án kinh doanh phù hợp.
Nguyên tắc thận trọng
Đối với sự thận trọng trong những nguyên tắc kế toán, bộ phận kế toán trong doanh nghiệp cần phải xem xét rất kĩ nghiệp vụ kế toán và có những phán đoán thật cẩn thận nếu thông tin kế toán không rõ ràng.
Trong nguyên tắc thận trọng, những kế toán viên cần phải:
- Lập ra những nguồn quỹ dự phòng nhất định, tuy nhiên không được cao hơn giá trị tài sản thực tế
- Không đánh giá cao hơn các tài sản, giá trị các khoản thu nhập
- Không đánh giá thấp những khoản nợ phải trả và chi phí
- Cần phải có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí thì mới được ghi nhận vào sổ kế toán.
Nguyên tắc hoạt động liên tục
Nguyên tắc hoạt động liên tục là một bản báo cáo tài chính cần phải được thành lập một cách liên tục theo chu kì. Tùy theo mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp mà báo cáo tài chính có thể được lập theo tháng, theo quý…
Việc hoạt động liên tục theo các quy tắc kế toán ở đâu đó là việc doanh nghiệp không bị buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô lại. Nếu như có những tình huống phát sinh trong các nguyên tắc kế toán cần phải lập theo một cơ sở khác thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình với cơ quan chức năng về cơ sở đó.
Đây sẽ là những điều cơ bản mà các ứng viên kế toán đang có nhu cầu tìm việc làm kế toán đều phải ghi nhớ nếu muốn thành công ngay từ vòng phỏng vấn.
>> Xem thêm: Vai trò của Maket trong ngành thiết kế
Bài viết liên quan