Tổng quan nghề kế toán công trình: Cơ hội hay thách thức?

20/07/2019 11:22 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Nhu cầu tuyển kế toán của các doanh nghiệp hiện nay rất đa dạng, trong đó không thể không nói đến nhu cầu tuyển kế toán công trình của doanh nghiệp xây dựng

Tổng quan về nghề kế toán công trình

Nhắc tới xây dựng chắc hẳn mọi người đều nghĩ đến những vật liệu sắt, thép, bê tông khô khan hay những kỹ sư, công nhân xây dựng chỉ biết đến bản vẽ, thi công, xây lắp công trình. Tuy nhiên trong lĩnh vực xây dựng công trình vẫn còn những lĩnh vực khác hoạt động nhưng lại không mấy người biết tới. Kế toán công trình – một vị trí rất quan trọng trong các công trình thi công hay doanh nghiệp xây dựng.

Tổng quan nghề kế toán công trình: Cơ hội hay thách thức? 1

Tìm hiểu về công việc kế toán

Theo đó, đi liền với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực ra đời. Các doanh nghiệp này đang được nhà nước tạo điều kiện hấp dẫn để phát triển và tạo ra một môi trường kinh doanh sôi động, cạnh tranh.

Hơn nữa hiện nay việt Nam đang là quốc gia đứng top đầu trong khu vực trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp.

Công việc cơ bản của kế toán công trình

Thông thường mỗi công trình xây dựng riêng biệt se có những hãng mục cần dự toán riêng, kế toán này sẽ thực hiện việc phân tích số liệu chi phí cho từng công trình riêng biệt đó. Căn cứ vào chi phí riêng biệt của từng công trình mà kế toán sẽ xây dựng các khoản mục vốn đầu tư để đưa vào hạch toán cụ thể gồm các chi phí như:

  • Mua/thuê máy móc thi công công trình
  • Trả lương công nhân xây dựng
  • Quản lý chung
  • Nguyên vật liệu như xi măng – cát – sỏi
  • Vận chuyển
Tổng quan nghề kế toán công trình: Cơ hội hay thách thức? 2

Vị trí kế toán đảm đương nhiều công việc quan trọng trong các công ty, doah nghiệp

Khi đã xác định được tất cả các khoản mục, kế toán sẽ tiếp tục dựa trên những tiêu chí khác nhau để tính các chí phí cần phải bỏ ra:

  • Chi phí mua/thuê máy móc thi công công trình
  • Chi phí trả lương/ trợ cấp công nhân xây dựng
  • Chi phí quản lý chung
  • Nguyên vật liệu
  • Tổng hợp và theo dõi chi phí trong sản xuất, chí phí vật tư trong công trình xây dựng
  • Nghiệm thu toàn bộ công trình và nghiệm thu theo hạng mục công trình khi công trình xây dựng .

Cơ hội và thách thức nghề kế toán công trình

Hiện nay khi Việt Nam đang tích cực hội nhập về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giứi thì nền kinh tế nước ta đã bước dang một trang mới phồn vinh hơn. Các doanh nghiệp mọc lên như nấm, và tất nhiên nhu cầu lao động sẽ tăng theo cấp số nhân.

Trong số đó không thể không kể đến ngành kế toán, lĩnh vực có đóng góp và mối liên kết mật thiết nhất với công việc kinh doanh cảu bất kỳ doanh nghiệp nào. Thêm nữa, dân số đang càng ngày càng tăng, cuộc sống đang phát triển hơn và nhu cầu về không gian sống, nhu cầu đi lại cũng từ đó mà tăng lên.

Vì vậy ngành kế toán công trình được đánh giá là nghề nghiệp tương đối có triển vọng trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng. Thêm nữa mức lương và chế độ đã ngộ của vị trí kế toán này hiện nay cũng tương đối cao so với các lĩnh vực khác trong nghề kế toán, giúp người kế toán viên có thể đảm bảo được cuộc sống vật chất.

Tổng quan nghề kế toán công trình: Cơ hội hay thách thức? 3

Công việc này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trước mắt

Tuy nhiên tổng quát lại cho đến khi công trình hoàn thành xây dựng thì phải làm thêm công đoạn báo cáo nghiệm thu công trình thì công việc chủ yếu là:

  • Tổng hợp, ghi chép sổ sách
  • Kết chuyển kế toán
  • Phân tích và lập các báo cáo tài chính
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Dù là kế toán công trình hay định hướng kế toán như thế nào đi chăng nữa thì hãy cố gắng học hỏi, tích lũy chuyên môn kế toán. Có như vậy thì chắc chắn bạn sẽ thành công.

>> Xem thêm: Test Cricket – Thể loại đối kháng có thời gian chơi lâu nhất 

Tags:

Bài viết liên quan

Ngành Kiểm Toán là gì: Ý Nghĩa, Tầm Quan Trọng và Tương Lai

Trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay, việc có các dịch vụ kiểm toán chất lượng là điều...

Hướng Dẫn Kế Toán Mới Ra Trường: Nên Làm Gì Sau Khi Tốt Nghiệp?

Kế toán là một lĩnh vực rộng lớn và hấp dẫn, thu hút rất nhiều sinh viên mới ra trường...

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Với mỗi vị trí kế toán sẽ...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Bài mới nhất

Hạch Toán Chênh Lệch Tỷ Giá Hối Đoái: Ý Nghĩa và Ứng Dụng

Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán quốc…

Tài Khoản Kế Toán Là Gì? Vai Trò Của Tài Khoản Kế Toán

Trong lĩnh vực kế toán, tài khoản kế toán là một khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng.…

Overhead Cost là gì? Vai trò của Overhead Cost trong Doanh Nghiệp

Overhead cost là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên,…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.