Thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng nào phải nộp thuế?

04/09/2020 03:05 PM    |    Tìm việc   >  Thuế

Thuế nhập khẩu hiểu đơn giản là loại thuế gián thu đánh vào hàng nhập khẩu. Đọc bài viết này để hiểu rõ hơn khái niệm thuế nhập khẩu là gì nhé!

Thuế nhập khẩu là gì?

Thuếnhập khẩu là thuế gián thu mà đối tượng hướng đến của nó là các loại hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thuế nhập khẩu thường được chia thành 2 loại, đó là: thuế giá trị và thuế số lượng.

Thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là gì?

Mục đích của việc áp dụng thuế nhập khẩu là để bảo vệ các sản phẩm sản xuất trong nước, giảm thiểu sự cạnh tranh của hàng quốc tế đối với hàng quốc nội và góp phần tăng nguồn thu cho Chính phủ Việt Nam.

➡️ Xem thêm: Thông tin tuyển dụng việc làm mới nhất, mức lương hấp dẫn từ các doanh nghiệp uy tín. Xem ngay!

Vai trò của thuế nhập khẩu là gì?

Bạn đã hiểu rõ thuế nhập khẩu là gì, tiếp theo đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vai trò/tầm quan trọng của loại thuế này nhé! Vai trò lớn nhất của thuế nhập khẩu nghiễm nhiên chính là để tăng ngân sách cho Nhà nước. Tuy nhiên, nó còn đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời khác nữa, ví dụ như:

  • Giảm việc nhập khẩu hàng hóa bằng cách tăng giá, khiến chúng có giá thành đắt đỏ hơn những mặt hàngtương tự được sản xuất trong nước. Nhờ đó, người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng quốc nội nhiều. Việc này cũng góp phần giúp giảm thâm hụt trong cán cân thương mại
  • Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt
  • Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ, chờ thời điểm chúng đủ mạnh mẽ, vững vàng và đủ sức cạnh tranh với các “ông lớn” ở thị trường quốc tế
Vai trò của thuế nhập khẩu

Vai trò của thuế nhập khẩu

  • Hạn chế việc các mặt hàng xa xỉ phẩm hoặc không hợp với thuần phong mỹ tục, vớ truyền thống văn hóa dân tộc… có cơ hội xâm nhập vào Việt Nam
  • Là cơ sở để đàm phán thương mại khi cần thiết

>> Tìm hiểu “bí kíp” viết thư xin việc cực chuẩn khiến nhà tuyển dụng không thể từ chối bạn!

Các đối tượng cần quan tâm

Dưới đây là các đối tượng phải chịu thuế nhập khẩu cũng như các đối tượng không phải chịu thuế, nộp thuế, được miễn thuế nhập khẩu!

Đối tượng chịu thuế

  • Hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua/bán, vay nợ với nước ngoài
  • Hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Hàng nhập khẩu để làm hàng mẫu, hàng quảng cáo, tham dự hội chợ triển lãm, viện trợ hoàn lại/không hoàn lại
Đối tượng chịu thuế nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế nhập khẩu

>> Đọc thêm: Các vị trí tuyển dụng kế toán đang được cập nhật liên tục hàng ngày dành cho ứng viên quan tâm. Xem và ứng tuyển ngay!

Đối tượng không chịu thuế

  • Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam.
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, liên hợp quốc, liên chính phủ, phi chính phủ…. cho Việt Nam và ngược lại

Đối tượng nộp thuế

  • Chủ hàng nhập khẩu
  • Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu hàng
  • Cá nhân có hàng nhập khẩu khi xuất/nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu/biên giới Việt Nam
  • Đại lý làm thủ tục hải quan được các đối tượng trên ủy quyền nộp thuế nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính/chuyển phát nhanh đứng ra nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế
  • Tổ chức tín dụng đửng ra nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế theo đúng như quy định của pháp luật

Đối tượng được miễn thuế

  • Hàng tạm nhập tái xuất và ngược lại để tham dự hội chợ, triển lãm, buổi giới thiệu sản phẩm…
  • Tài sản di chuyển của cá nhân/tổ chức Việt Nam mang ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài mang vào Việt Nam
  • Hàng nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài hoặc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài gia công
  • Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp

Trên đây là bài viết tổng hợp của Tìm việc kế toán về thuế nhập khẩu. Chúng tôi đã giúp bạn lý giải thuế nhập khẩu là gì, vai trò của nó cũng như các đối tượng chịu thuế, phải nộp thuế, được miễn thuế… Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!

>>>Tham khảo: Mẫu giấy ủy quyền chuẩn nhất dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Xem ngay!

Tags:

Bài viết liên quan

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về  ấn chỉ kế toán

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về ấn chỉ kế toán

Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ...

Lợi nhuận sau thuế là gì và cách tính loại lợi nhuận này

Lợi nhuận sau thuế là gì và cách tính loại lợi nhuận này

Lợi nhuận sau thuế là khoản tiền mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đây là phần lợi nhuận...

[CẬP NHẬT] Cách nộp thuế thu nhập cá nhân qua mạng hiệu quả

[CẬP NHẬT] Cách nộp thuế thu nhập cá nhân qua mạng hiệu quả

Nộp thuế qua mạng hiện đang là một hình thức quyết toán thuế vô cùng tiện lợi cho người dân....

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về  ấn chỉ kế toán

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về ấn chỉ kế toán

Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ…

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên…

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.