Hạch toán thuế nhập khẩu: Cách tính thuế theo đúng quy định pháp luật

15/05/2020 03:04 PM    |    Tìm việc   >  Thuế

Hạch toán thuế nhập khẩu là một công đoạn quan trọng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy đâu là cách hạch toán chuẩn xác?

Thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là loại thuế được đánh trên mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Sau khi hàng đã cập cảng, đơn vị hải quan sẽ phải kiểm tra hàng hóa xem có sự đồng nhất với khai báo trong tờ khai hải quan để có thể tính số lượng thuế nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật.

Hạch toán thuế nhập khẩu: Cách tính thuế theo đúng quy định pháp luật 1

Thuế nhập khẩu là gì?

Cách hạch toán thuế nhập khẩu

Sau khi hàng hóa đã cập cảng và được hải quan tiến hành thông quan. Bộ phận kế toán sẽ cần phải thực hiện các nghiệp vụ như sau:

Bộ phận kế toán cần phải phản ánh đúng giá trị của lô hàng hóa, vật tư được nhập khẩu với các thông tin như: tổng số tiền thanh toán cho bên bán, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường. Sau đó, kế toán viên tổng hợp theo danh sách tài khoản kế toán sau:

  • Nợ TK 152,153,156,211
  • TK 331 có: số tiền phải trả cho bên bán
  • TK 3332 có: thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có )
  • TK 3333 có: thuế nhập khẩu (khai chi tiết từng đơn vị hàng hóa)
  • TK 33381 có: thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
Thuế nhập khẩu là loại thuế được đánh trên mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Sau khi hàng đã cập cảng, đơn vị hải quan sẽ phải kiểm tra hàng hóa xem có sự đồng nhất với khai báo trong tờ khai hải quan để có thể tính số lượng thuế nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật 2

Cách hạch toán thuế nhập khẩu

Ngoài ra, các khoản thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu đầu vào nếu được khấu trừ sẽ phải ghi lại theo các tài khoản sau:

  • TK 1331 nợ: Thuế gtgt được khấu trừ.
  • TK 33312 có: thuế gtgt của hàng nhập khẩu.

Khi doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách, bộ phận kế toán cần phải ghi lại các thông tin nghiệp vụ vào các tài khoản:

  • TK 33312 nợ: thuế gtgt hàng nhập khẩu
  • TK 3332 nợ: thuế tiêu thụ đặc biệt
  • TK 3333 nợ: thuế xuất, thuế nhập khẩu chi tiết
  • TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp cần hạch toán trong các tài khoản kế toán sau để hàng hóa nhập khẩu có thể về tới doanh nghiệp:

  • TK 156/152/153/211 nợ
  • TK 1331 nợ (nếu có)
  • TK1111,1121,331 có

Cách tính thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

 Tính thuế nhập khẩu

Để tính thuế nhập khẩu các mặt hàng cho doanh nghiệp, bộ phận kế toán cần phải tính toán theo công thức như sau:

Thuế nhập khẩu = số lượng x giá tính thuế của sản phẩm x thuế suất thuế nhập khẩu

Trong đó:

Thuế suất thuế nhập khẩu là mức quy định của mặt hàng chịu thuế trong biểu thuế thuộc thông tư 164?2013?TT-BTC được sửa đổi tại thông tư 173 cùng thông tư 213/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2015.

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho hàng nhập khẩu

Để tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho hàng nhập khẩu, kế toán viên cần phải tính toán theo công thức:

Thuế TTDB = giá tính thuế TTDB x thuế suất thuế TTDB

Trong đó:

  • Giá tính thuế TTDB của hàng nhập khẩu được tính bằng: giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
  • Thuế suất thuế TTDB của hàng nhập khẩu: là thuế suất của các mặt hàng phải chịu thuế theo quy định trong biểu thuể của cơ quan chức năng đưa ra.

Cách tính thuế GTGT của hàng nhập khẩu

Hiện nay, theo quy định tại điều 7 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 5 nghị định 26/2009/ND-CP có hiệu lực ngày 16/03/2009. Cùng với đó là nghị định số 113/2011/ND-CP, thuế giá trị gia tăng của các mặt hàng nhập khẩu sẽ được tính theo công thức:

Thuế GTGT=Giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB x %  thuế suất thuế gtgt của hàng nhập khẩu.

Trên đây là một số quy định khác nhau cùng với đó là  cách thức hạch toán thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Việc hạch toán thuế là một công đoạn rất cần sự chính xác, vì thế các nhân viên kế toán hãy cố gắng tìm hiểu để không làm sai bất cứ công đoạn nào.

>> Xem thêm: Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung trong kinh doanh TẠI ĐÂY

Tags:

Bài viết liên quan

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về  ấn chỉ kế toán

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về ấn chỉ kế toán

Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ...

Lợi nhuận sau thuế là gì và cách tính loại lợi nhuận này

Lợi nhuận sau thuế là gì và cách tính loại lợi nhuận này

Lợi nhuận sau thuế là khoản tiền mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đây là phần lợi nhuận...

[CẬP NHẬT] Cách nộp thuế thu nhập cá nhân qua mạng hiệu quả

[CẬP NHẬT] Cách nộp thuế thu nhập cá nhân qua mạng hiệu quả

Nộp thuế qua mạng hiện đang là một hình thức quyết toán thuế vô cùng tiện lợi cho người dân....

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Bài mới nhất

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về  ấn chỉ kế toán

Ấn chỉ là gì? Các quy định của pháp luật về ấn chỉ kế toán

Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ…

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên…

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ

Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.