Quyết toán tiếng anh là gì? Kinh nghiệm quyết toán thuế doanh nghiệp
Bạn đang học kế toán và bắt gặp thuật ngữ quyết toán nhưng không biết ý nghĩa là gì? Hãy cùng tìm hiểu quyết toán tiếng Anh là gì trong bài viết dưới đây!
- Kế toán quản trị là gì? Điểm khác biệt với kế toán tài chính
- Bút toán là gì? Các loại bút toán mà dân kế toán cần ghi nhớ
Quyết toán tiếng anh là gì?
Quyết toán tiếng anh được gọi là “Settlement“. Đây là hoạt động kiểm tra, thống kê, tổng hợp các thông tin về khối lượng, giá trị cùng với đó là sự hợp lệ của những công việc liên quan đến tài chính; số liệu kế toán của một công ty, doanh nghiệp trong một giai đoạn kinh doanh bất kỳ nào đó.
Và trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, việc quyết toán thuế là một nhiệm vụ bắt buộc mà mỗi bộ phận kế toán doanh nghiệp cần phải làm.
Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế có thể hiểu là hoạt động xác định tính chính xác của các số liệu có liên quan đến các khoản thuế của doanh nghiệp sau một thời gian thành lập nhất định. Mục đích của việc quyết toán thuế là để có thể giúp cơ quan chức năng truy thu các loại thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng …
>> Tham khảo: Tải mẫu CV xin việc kế toán hoàn chỉnh theo phong cách tối giản, tạo hiệu quả trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Quyết toán thuế bao gồm những công việc gì?
Để cho hoạt động quyết toán được diễn ra nhanh chóng, công việc quyết toán thuế thường bao gồm những nhiệm vụ sau:
- Doanh nghiệp tự kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp định kỳ theo năm cho cơ quan thuế. Sau đó, cơ quan thuế sẽ cử thanh tra xuống doanh nghiệp để xác minh những số liệu mà doanh nghiệp đã kê khai trong hồ sơ.
- Thông báo thanh tra sẽ được gửi tới các công ty trước đó khoản 2 tuần để doanh nghiệp có thể kịp chuẩn bị những giấy tờ khác nhau.
- Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai sai để giảm thuế phải nộp thì doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt số tiền lên đến 0.03% x số ngày x số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
Kinh nghiệm khi quyết toán thuế cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp khi đi quyết toán thuế, bạn cần phải nắm được các kinh nghiệm sau để phục vụ công tác nghiệp vụ kế toán được nhanh nhất.
Khi nhận được thông báo quyết toán
Đến thời điểm theo quy định, cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở sẽ có thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp. Bộ phận kế toán lúc này sẽ cần chuẩn bị sẵn lịch trình cũng như cơ sở vật chất để sẵn sàng tiếp đón thanh tra.
Các giấy tờ cần chuẩn bị với cơ quan thuế
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ trong giai đoạn kinh doanh.
- Tờ khai hàng thág: Là những tờ khai thuế của các tháng trong năm mà doanh nghiệp cần phải quyết toán
- Sổ sách kế toán: In, ký tên, đóng dấu các sổ kế toán cần thiết
- Chứng từ: Cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, hóa đơn mua vào, hóa đơn bán ra, giấy nộp tiền, hợp đồng lao động …
- Các khoản chi phí cần kiểm tra: Bộ phận kế toán cần phải kiểm tra xem các chi phí có đầy đủ hóa đơn chứng minh không? Cùng với đó, kiểm tra chi phí trả lương, bảo hiểm có tuân thủ đúng với hợp đồng lao động. Các khoản tiền dành cho quảng cáo, mua sắm vật tư có đủ chứng từ chính minh nguồn gốc giao dịch hay không.
- Các khoản giảm trừ doanh thu, chiết khấu, khuyến mãi cũng cần được kiểm tra kỹ càng trước khi tiến hành hoạt động quyết toán.
- Kiểm tra khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
- Giấy nộp tiền cho ngân sách nhà nước: Đây là những căn cứ chính xác để cơ quan chi cục thuế có thể đối chiếu tình hình nộp thuế, công nợ một cách dễ dàng.
- Các bản báo cáo tài chính có liên quan cần phải được đính kèm đầy đủ trong hồ sơ quyết toán thuế.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ quyết toán thuế: Thông thường theo quy mô của từng doanh nghiệp, việc quyết toán thế có thể diễn ra trong thời gian từ 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, đoàn thanh tra cũng có thể yêu cầu bạn cần phải chuẩn bị thêm các bản file mềm của hồ sơ quyết toán thuế để gửi đến cơ quan thuế trước.
Trên đây là những điều cơ bản về quyết toán tiếng anh là gì? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được những lưu ý trong hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng như trong quá trình tìm việc kế toán.
Bài viết liên quan