Bút toán là gì? Các loại bút toán mà dân kế toán cần ghi nhớ
Bút toán là một cụm từ khá quen thuộc với nhiều người làm kế toán. Vậy, bút toán là gì? Đâu là các loại bút toán cơ bản? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
- Năm tài chính là gì? Khác biệt năm tài chính với năm dương lịch?
- Công nợ tiếng anh là gì? Các khái niệm liên quan tới công nợ
Bút toán là gì?
Bút toán là một từ chuyên ngành thuộc lĩnh vực kế toán để ghi nhận những giao dịch, chứng từ khác nhau vào trong số kế toán. Từ đó, các bút toán này sẽ được lấy làm cơ sở phục vụ cho việc lập các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính định kỳ của mỗi doanh nghiệp.
Trong hoạt động bút toán hiện có rất nhiều hạng mục khác nhau. Mỗi hạng mục bút toán kế toán thường sẽ thể hiện cho một định khoản nhất định. Đó có thể là các định khoản nợ hoặc định khoản có tùy thuộc vào tính chất của hoạt động mua bán. Trong đó, tổng giá trị giữa được khoản nợ và định khoản có nếu bằng nhau thì được gọi là bút toán cân đối.
Các hoạt động bút toán thường ghi nhận cho các hạng mục duy nhất hoặc những hạng mục lặp đi lặp lại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kể tới các hạng mục lặp đi lặp lại phổ biến của doanh nghiệp đó là việc khấu hao tài sản, nguồn vốn.
>> Xem thêm: Các nghiệp vụ kế toán hữu ích giúp bạn vận dụng dễ dàng
Các loại bút toán cơ bản mà chuyên viên kế toán cần nắm rõ
Hiện nay, có một số loại hình bút toán cơ bản của kế toán doanh nghiệp mà các nhân viên kế toán cần phải nắm rõ gồm:
Bút toán điều chỉnh
Đây là quá trình tiến hành hoạt động điều chỉnh các định khoản kế toán trong thời gian cuối kỳ kế toán. Bút toán điều chỉnh hiện nay thường có 5 loại:
- Khấu hao tài sản cố định: đây là loại hình bút toán nhằm điều chỉnh phân bố giá gốc của tài sản vào chi phí sản xuất. Nếu sử dụng loại bút toán này, nhiều nhân viên kế toán thường dùng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Doanh thu nhận trước: loại hình bút toán này bắt nguồn từ việc điều chỉnh doanh thu khi đã nhận trước chi phí từ khác hàng. Hoạt động này có thể phát sinh ra những khoản nợ phải trả.
- Doanh thu chưa thu: loại bút toán này chủ yếu tiến hành điều chỉnh những khoản doanh thu phát sinh chưa được thu đến từ phía khác hàng.
- Chi phí trả trước: loại hình bút toán này thực hiệu điển chỉnh các khỏn chi phí được chi trả và có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí thanh toán trước: Với loại hình bút toán này, các nhân viên kế toán phải điều chỉnh các khoản chi phí phát sinh chưa được trả hoặc chưa được xử lý với các khoản nợ phải trả khác.
>> Xem thêm: Tổng hợp các vị trí mà đa số người tìm việc kế toán ở TP.HCM quan tâm nhất
Bút toán kết chuyển
Bút toán kết chuyển chủ yếu được thực hiện vào cuối kỳ kế toán doanh nghiệp. Mục đích của loại hình này để giúp xác định rõ ràng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó là xác định lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Những điều cần chú ý ở bút toán kết chuyển mà bạn cần nắm rõ bao gồm:
- Chuyển các khoản giảm trừ vào các tài khoản doanh thu. Trong đó, các tài khoản doanh thu thuộc loại TK 511, TK512, TK 515, TK 711, được chuyển vào tài khoản của bên định khoản nợ để xác định rõ kết quả kinh doanh.
- Kết chuyển định khoản nợ từ các tài khoản chi phí như: 632, 635, 641, 642, 811, 821 sẽ được đưa vào tài khoản có để xác định hiệu quả kinh doanh.
- Loại bỏ các chi phí không hợp lý, cộng dồn vào thu nhập tính thuế để xác định ra số thuế thu nhập cần nộp.
>> Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Những điều bạn cần nắm rõ
Bút toán khóa sổ
Bút toán khóa sổ được thực hiện vào cuối kỳ kế toán để ghi lại đầy đủ các thông số kế toán làm căn cứ lập báo cáo tài chính. Bút toán khóa sổ cũng được phân làm nhiều loại khác nhau như:
- Phân bố các khoản chi trả trưởng ngắn hạn hoặc chi trả trước dài hạn.
- Tập hợp các khoản phí phát sinh, tính toán giá thành cho chúng.
- Kiểm tra các nguồn tài sản cố định, hàng tồn kho để đối chiếu với số phụ tại ngân hàng nhằm xử lý phần chênh lệch.
- Trích ra các chi phí phát sinh chưa có đủ chứng từ, hóa đơn thanh toán trước.
Lĩnh vực kế toán có rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành khác nhau rất khó hiểu. Với những thông tin vừa chia sẻ hy vọng mang tới cho bạn các kiến thức bổ ích để phần nào tự tin tìm việc kế toán hiện nay.
Bài viết liên quan