Quy trình kế toán doanh nghiệp cơ bản nhất cho người mới vào nghề
Đối với mỗi công việc đểu có những quy trình làm việc khác nhau để có thể giúp những người mới vào nghề bắt nhịp nhanh với công việc. Vậy đâu là quy trình kế toán doanh nghiệp hoàn chỉnh nhất cho người mới?
- VAS là gì? Những lưu ý về VAS trong kế toán cho lính mới
- Hàng tồn kho là gì? Các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho?
Bước 1: Nhân viên kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn có những tình huống nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vấn đề tài chính – kế toán. Trong đó có thể kể tới như:
- Tạm ứng công tác phí cho các lãnh đạo chủ chốt.
- Tạm ứng công nợ cho khách hàng.
- Chi tiền để mua sắm các vật tư, máy móc phục vụ cho công việc kinh doanh.
- Các hoạt động chi tiền nội bộ như: trả lương, đóng bảo hiểm xã hội….
Vì thế, trong một ngày làm việc, các nhân viên kế toán cần phải tổng hợp lại tất cả những thông tin về thu chi tiền để có thể tiến hành lập các chứng từ có liên quan phục vụ cho bản báo cáo tài chính định kì.
Bước 2: Lập chứng từ kế toán
Sau mỗi hoạt động nghiệp vụ kế toán cần chi tiền, bộ phận kế toán và các kế toán viên sẽ phải lập chứng từ kế toán. Đây là căn cứ pháp lý để chứng minh hoạt động nghiệp vụ kế toán tài chính là có thật và số tiền được chi vào đúng mục đích của nó.
Bước 3: Nhập thông tin vào sổ kế toán
Sau khi lập xong chứng từ kế toán thì công việc tiếp theo mà các kế toán viên cần làm đó là nhập đầy đủ thông tin của chứng từ kế toán vào trong các sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Những sổ sách kế toán chủ yếu của một doanh nghiệp cần có đó là: sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết……
Bước 4: Thực hiện bút toán, kết chuyển vào cuối kỳ kinh doanh
Cuối mỗi tháng kinh doanh, bộ phận kế toán thường sẽ phải thực hiện công tác bút toán cuối kỳ, kết chuyển cũng như khóa sổ kế toán. Việc này nhằm mục đích xác định các số dư tồn đọng trong các tài khoản kế toán.
Cùng với đó là đưa ra dự toán doanh số kinh doanh, tình hình lãi lỗ trong tháng kinh doanh của doanh nghiệp để trình lên ban giám đốc nhằm đưa ra chiến lược cho các tháng tiếp theo.
Bước 5: Lập bản cân đối phát sinh
Thông quan các thông tin được cập nhật trong các sổ cái, sổ chi tiết. Kế toán viên sẽ cần phải tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh. Bảng cân đối này nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp có được tổng quan về toàn bộ những thu chi phát sinh trong hoạt động kinh doanh thông qua sổ cái.
>> Xem thêm: Công nghệ VAR là gì? Những tình huống được VAR can thiệp
Bước 6: Bộ phận kế toán lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế trình lên ban giám đốc
Sau quá trình lập bảng cân đối, các kế toán viên sẽ dựa vào những thông tin từ sổ cái; sổ chi tiết để bắt đầu quá trình lập báo cáo tài chính với 4 mẫu khác nhau. Các mẫu này bao gồm:
- Bảng cân đôi kế toán
- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển dòng tiền.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Và ngoài những bản báo cáo như trên, các nhân viên kế toán còn phải thực hiện lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân để có thể nộp lên cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở văn phòng đại diện.
Thông thường, thời hạn để doanh nghiệp có thể hoàn thành và nộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế sẽ từ 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Nếu doanh nghiệp nộp quá thời hạn trên thì sexchiuj thêm các khoản phạt từ cơ quan thuế do nộp chậm.
Bước 7: In sổ sách kế toán, đóng sổ và tổ chức lưu trữ.
Hoàn thành xong bảng báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Các kế toán sẽ cần phải lưu trữ những sổ sách, số liệu kế toán đã làm vào một nơi dễ tìm thấy để phục vụ cho công tác tổng kết doanh số vào cuối năm, cũng như dễ dàng cho việc tra cứu thông tin cho các năm tiếp theo.
Đây là một số bước trong quy trình kế toán cơ bản nhất ở một doanh nghiệp. Bài viết đã giúp các ứng viên tìm việc kế toán mới vào nghề có thêm sự tự tin cho công việc mơ ước của mình. Hãy cố gắng cập nhật các kiến thức, kỹ năng để có thể thành công khi tìm việc kế toán.
Bài viết liên quan