Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh thế nào cho chuẩn?

04/07/2021 11:02 AM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh không quá khó nếu bạn hiểu sâu về loại báo cáo này. Cùng tìm hiểu và bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết nhé!

Khái niệm báo cáo kết quả kinh doanh 

Trước khi tìm hiểu về cách phân tích báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) thì chúng ta cần nắm được khái niệm của loại báo cáo này trước đã. Báo cáo KQKD chính là một loại báo cáo tài chính (BCTC) tổng hợp dùng để tổng quát tình hình cũng như kết quả kinh doanh (KD) của doanh nghiệp (DN) trong 1 kỳ hoạt động cụ thể.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là 1 trong số các loại báo cáo, bảng biểu xuất hiện trong báo cáo tài chính (BCTC). Ngoài báo cáo KQKD, BCTC phải có đủ các loại báo cáo và bảng như:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh BCTC và bảng cân đối phát sinh

>> Tìm hiểu thêm: Mẫu viết CV xin việc dễ gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng

Nội dung nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh có mấy phần?

Cách phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh sẽ có 3 phần chính:

  • Doanh thu (DT), chi phí HĐKD trong kỳ: DT sẽ gồm DT bán hàng hóa, dịch vụ; DT tài chính và các khoản giảm trừ DT trong kỳ. Chi phí thì sẽ bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí (CP) tài chính và CP bán hàng trong kỳ.
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh thế nào cho chuẩn? 1

Báo cáo KQKD có 3 phần chính

  • Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp: Lợi nhuận (LN) sẽ gồm các loại như LN từ hoạt động kinh doanh (HĐKD), LN từ hoạt động khác, LN sau thuế là lãi cổ tức. Nghĩa vụ thuế sẽ gồm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ và thuế thu nhập doanh nghiệp chưa phải nộp trong kỳ.
  • Thu nhập và chi phí của những hoạt động khác: gồm các khoản thu và chi phí không nằm trong HĐKD trong kỳ.

>> Cập nhật nhanh: Các vị trí việc làm kế toán được nhiều ứng viên lựa chọn ứng tuyển nhất

Ý nghĩa của việc phân tích kết quả kinh doanh

Việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp tổng hợp thông tin về chi phí – lợi nhuận cũng như doanh thu của doanh nghiệp trong 1 kỳ hoạt động. Nhờ vào báo cáo KQKD mà chúng ta có thể nhận xét, đánh giá, xem xét hiệu quả hoạt động của DN, từ đó suy đoán được tương lai của DN đó.

Ngoài ra, phân tích bảng kết quả kinh doanh cũng giúp đưa ra dự báo về lợi nhuận và dòng tiền của 1 DN trong tương lai. Việc này mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng! Dù là DN nào thì tiền và lợi nhuận cũng là điều trong thể thiếu nếu muốn duy trì hoạt động và phát triển mạnh mẽ hơn.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh thế nào cho chuẩn? 2

Báo cáo KQKD có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp

Ngoài 2 điều trên thì cách phân tích báo cáo kết quả kinh doanh còn là nền tảng cơ sở để chúng ta đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của mỗi doanh nghiệp. DN nào tạo ra được nhiều lợi nhuận đồng nghĩa rằng họ đã sử dụng các nguồn lực xã hội 1 cách cực kỳ hiệu quả.

Cách đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Để nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh đúng và đầy đủ nhất  thì nhân viên kế toán cần hiểu được bản chất của nó. Dưới đây là gợi ý cho bạn:

Kết cấu Báo cáo KQKD sẽ chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 loại hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh chính (SXKD), hoạt động tài chính (TC) và hoạt động khác.

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính

Hoạt động SXKD chính được thể hiện qua 3 chỉ tiêu chính, đó là: Doanh thu (thuần) bán hàng và cung cấp dịch vụ, Giá vốn hàng bán và Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh thế nào cho chuẩn? 3

Phân tích kết quả kinh doanh không khó như bạn tưởng

Hoạt động tài chính

  • Hoạt động TC được thể hiện qua 2 chỉ tiêu, đó là: Doanh thu TC và Chi phí CT.
  • Doanh thu TC có từ các nguồn như: lãi tiền gửi, lãi nhận từ việc đầu tư, mua bán trái phiếu/cổ phiếu…
  • Chi phí CT: Gồm có chi phí lãi vay, chi phí dự phòng các khoản đầu tư TC, lỗ từ đầu tư TC, lỗ do chênh lệch tỷ giá…

Hoạt động khác

  • Hoạt động phân tích báo cáo kết quả kinh doanh khác được thể hiện qua 2 chỉ tiêu là Thu nhập khác và Chi phí khác.
  • Thu nhập khác có nguồn từ: lãi thanh lý, nhượng bán tài sản hoặc được bồi thường…
  • Chi phí khác có nguồn từ: lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi thường do vi phạm hợp đồng…

Hi vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là những kiến thức bổ ích sẽ ít nhiều giúp bạn giải quyết các việc làm kế toán trở nên dễ dàng hơn.

>> Tham khảo thông tin việc làm tại Hà Nội mới nhất cho ứng viên tìm việc tại đây

Tags:

Bài viết liên quan

Thu Nhập Chịu Thuế là Gì?  Các Loại Thu Nhập Chịu Thuế

Trong hệ thống thuế phức tạp của mỗi quốc gia, thu nhập chịu thuế là một khái niệm quan trọng...

Lương Net là gì? Phân biệt Lương Gross và Lương Net

Trong lĩnh vực tài chính và nguồn nhân lực, thuật ngữ "lương net" thường được nhắc đến khi nói về...

Cách Tính Lương Theo Giờ: Hướng Dẫn Chi Tiết và áp dụng

Lương theo giờ là một phương thức thanh toán phổ biến trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong các...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Bài mới nhất

Thu Nhập Chịu Thuế là Gì?  Các Loại Thu Nhập Chịu Thuế

Trong hệ thống thuế phức tạp của mỗi quốc gia, thu nhập chịu thuế là một khái niệm quan trọng…

Lương Net là gì? Phân biệt Lương Gross và Lương Net

Trong lĩnh vực tài chính và nguồn nhân lực, thuật ngữ “lương net” thường được nhắc đến khi nói về…

Ngành Kiểm Toán là gì: Ý Nghĩa, Tầm Quan Trọng và Tương Lai

Trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay, việc có các dịch vụ kiểm toán chất lượng là điều…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.