Người phụ thuộc: Kế toán tiền lương, kế toán đọc ngay đừng bỏ lỡ!
Người phụ thuộc là một phần kiến thức quan trọng mà các kế toán thuế, kế toán tiền lương phải nắm rõ. Công việc của họ có ít nhiều liên quan đến mảng này.
- Mã số thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách đăng ký nhanh nhất
- Việc đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân mang lại lợi ích gì cho bạn?
Khái niệm
Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì người phụ thuộc (NPT) chính là người mà đối tượng nộp thuế phải có trách nhiệm nuôi dưỡng. Vậy đối tượng cần nuôi dưỡng gồm những ai? Tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
Người phụ thuộc là những ai?
NPT thường là các đối tượng sau đây:
+ Con: con ruột, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của chồng/vợ của người nộp thuế (NNT). Bạn phát sinh nuôi dưỡng với đối tượng ấy thì tháng nào thì họ trở thành NPT từ tháng ấy. Lấy ví dụ, con bà Lê Thanh Mai ra đời ngày 19/03/2016 thì đứa trẻ sẽ trở thành NPT của bà Mai từ tháng 03/2016.
+ Các đối tượng khác:
- Chồng/vợ của NNT
- Cha/mẹ ruột; cha/mẹ chồng hoặc cha/mẹ vợ; cha dượng, mẹ kế; cha/mẹ nuôi hợp pháp của NNT
- Những đối tượng không nơi nương tựa mà NNT đang trực tiếp nuôi dưỡng như: anh/chị/em ruột; ông bà nội/ngoại; cô/chú/bác/dì/cậu ruột; con của anh/chị/em ruột của NNT.
- Các đối tượng khác mà NNT phải trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định của luật pháp.
Điều kiện cần đáp ứng
Các đối tượng trên còn phải đáp ứng những điều kiện sau thì mới có thể NPT theo đúng quy định:
- Là người khuyết tật, mất đi khả năng lao động
- Không có thu nhập/có thu nhập bình quân các tháng trong năm (từ tất cả các nguồn thu) không quá 1 triệu đồng
- Không có thu nhập/có thu nhập bình quân các tháng trong năm (từ tất cả các nguồn thu) không quá 1 triệu đồng
>> Xem thêm: Giá trị của phần trình độ chuyên môn trong CV
Cách đăng ký người phụ thuộc
NPT là đối tượng được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân. Chính vì sự ưu tiên đó nên không ít người muốn đăng ký trở thành NPT giảm trừ gia cảnh. Họ sẽ phải làm hồ sơ và trải qua các bước thủ tục đăng ký với cơ quan (CQ) Thuế hoặc CQ chi trả thu nhập. Dưới đây là thủ tục đăng ký chi tiết:
Đối với đối tượng đăng ký thông qua cơ quan chi trả thu nhập
B1: Làm hồ sơ
Hồ sơ cần có giấy ủy quyền cho cơ quan để đăng ký NPT và giấy tờ của NPT. Giấy tờ của NPT sẽ gồm có:
- CMT ND hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực (đối với công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên)
- Giấy khai sinh (GKS) còn hiệu lực (đối với công dân Việt Nam dưới 14 tuổi)
- GKS còn hiệu lực hoặc hộ chiếu (đối với người có quốc tịch nước ngoài và công dân Việt Nam hiện đang sinh sống ở nước ngoài)
Sau khi đã có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết thì người muốn đăng ký trở thành NPT cần đem nộp cho cơ quan chi trả thu nhập (chính là công ty/doanh nghiệp họ làm việc).
>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước cơ bản giúp bạn tìm việc làm kế toán từ A đến Z
B2: CQ chi trả thu nhập nhận, kiểm tra và nộp hồ sơ lên CQ Thuế trực tiếp
CQ chi trả thu nhập sẽ tổng hợp hồ sơ của NPT, sau đó gửi tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho NPT của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua CQ chi trả thu nhập mẫu số 20-ĐKT-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc bằng giấy.
Đối với đối tượng đăng ký thông qua cơ quan Thuế
Đối với những người nộp hồ sơ đăng ký làm NPT trực tiếp tại CQ thuế thì phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký NPT của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC
- Bản sao (không cần công chứng) CMT ND hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực (đối với công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên)
- GKS còn hiệu lực (đối với công dân Việt Nam dưới 14 tuổi)
- GKS còn hiệu lực hoặc hộ chiếu (đối với đối tượng có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài).
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm rõ hơn về người phụ thuộc là gì? Chúc bạn tự tin trong quá trình tìm việc kế toán cũng như các ngành nghề khác.
>> Xem thêm: Nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho kế toán tiền lương tại Bắc Ninh
Bài viết liên quan