Kế toán doanh nghiệp là gì? Kỹ năng nghề nghiệp cần có của kế toán viên
Kế toán doanh nghiệp là một vị trí việc làm được rất nhiều sinh viên quan tâm. Vậy công việc của kế toán doanh nghiệp là gì?
- Kế toán quản trị là gì? Vai trò của KTQT trong doanh nghiệp
- Kế toán nhập liệu và những công việc phải làm cho người mới vào nghề
Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp là vị trí công việc chuyên tổng hợp, xử lý, phân tích các thông tin về tài chính của doanh nghiệp gưới hình thức giá trí, thời gian lao động tại một tổ chức, công ty. Hiện nay, vị trí kế toán doanh nghiệp thường được chia ra các mảng chính gồm:
- Kế toán thuế
- Kế toán nội bộ
Trong đó:
- Kế toán nội bộ: nhiệm vụ chủ yếu của bị trí này sẽ phà phân tích, xử lý các thông tin về tài chính doanh nghiệp theo yêu cầu. Lập các bản báo cáo kế toán, báo cái tài chính theo định kình hoặc đột xuất để trình lên cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.
- Kế toán thuế: nhiệm vụ của kế toán thuế sẽ phải tổng hợp, xử lý các thông tin tài chính dưới dạng báo cáo tài chính cho những đơn vị có yêu cầu sử dụng thông tin kế toán. Trong trường hợp này thường là các cơ quan thuế tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc ngân hàng.
>> Xem thêm: Những điều mà ứng viên cần lưu ý khi chuẩn bị CV xin việc làm
Các nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp là gì?
Đối với nhân viên kế toán doanh nghiệp, những công việc họ cần phải làm đó là:
- Thu thập, xử lý thông tin, số lượng kế toán theo các nội dung, chuẩn mực kế toán khác nhau.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu – chi của doanh nghiệp, thanh toán công nợ.
- Kiểm tra việc sử dụng tài sản, các hoạt động mua bán vật tư của doanh nghiệp.
- Phát hiện, ngăn ngữ những hành vi vi phạm phát luật trong hoạt động tài chính – kế toán.
- Đề xuất các giải pháp khác nhau với ban lãnh đạo doanh nghiệp để có thể phục vụ hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Trên đây là một số nhiệm vụ cơ bản của một nhân viên kế toán doanh nghiệp. Mặc dù đây là công việc rất hấp dẫn với nhiều sinh viên nhưng để thành công với nghề cũng không hề dễ dàng. Bạn cần phải có sự tích lũy những kỹ năng khác nhau về nghề nghiệp.
>> Xem thêm: Công cụ VAR để hỗ trợ cho các trọng tài bằng video tại các trận đấu bóng đá
Các kỹ năng cần có của kế toán doanh nghiệp
Kiến thức chuyên môn
Để làm tốt được một công việc, không riêng gì kế toán doanh nghiệp thì kiến thức chuyên môn là điều đầu tiên mà bạn phải nắm được. Chỉ có kiến thức chuyên môn về kế toán doanh nghiệp thất chắc chắn thì mới có thể bắt nhịp với các vị trí công việc của doanh nghiệp tốt nhất.
Và theo quy định của pháp luật hiện hành thì các ứng viên kế toán hiện cũng cần phải có bằng cấp, chứng chỉ từ các cơ quan có chuyên môn cấp thì mới được phép hành nghề.
Kỹ năng ngoại ngữ
Kỹ năng ngoại ngữ, nhất là kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành kế toán cũng là yêu cầu rất quan trọng với mọi nhân viên kế toán chuyên nghiệp. Nếu bạn làm việc ở vị trí kế toán doanh nghiệp trong một công ty nước ngoài, tiếng Anh sẽ giúp bạn chủ động hơn rất nhiều trong việc đọc báo cáo kế toán hoặc các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Đức tính trung thực, cẩn thận
Công việc kế toán doanh nghiệp là việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ rất cao khi liên quan nhiều tới các giấy tờ, số liệu. Vì thế, bạn cần phải là một người có sự cẩn thận sẵn để không khiến công việc của bản thân mình trở nên rắc rối hơn.
Một nhân viên có tính trung thực cao trong công việc thì mới có thể đem lại sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng, nhất là với các vị trí quản lý tài chính của công ty như nhân viên kế toán doanh nghiệp.
Chịu được áp lực công việc cao
Áp lực công việc là điều đương nhiên mà mỗi vị trí đều phải chịu. Và với kế toán doanh nghiệp thì đó là những áp lực về sổ sách, giấy tờ, các khoản tài chính thu – chi của doanh nghiệp. Vì vậy, nhân viên kế toán doanh nghiệp cần phải luyện cho mình tinh thần tốt, khả năng chịu được áp lực công việc ở mức cao để có thể thích nghi dễ dàng với công việc. Chỉ có chịu được áp lực tốt thì bạn mới trưởng thành lên hơn nhiều.
Công việc kế toán doanh nghiệp đúng là một vị trí có rất nhiều thú vị và được nhiều doanh nghiệp chú ý tuyển dụng. Vì thế hãy từ mình tích lũy kinh nghiệm, xây dựng bản CV thật chuyên nghiệp sao cho mình có thể tiến tới mục tiêu hướng nghiệp việc làm mơ ước nhanh nhất.
>> Xem thêm: Các website mà người tìm việc có thể tải mẫu CV xin việc làm kế toán
Bài viết liên quan