Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần của doanh nghiệp
Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì chắc hẳn đã nghe nhiều về cụm từ doanh thu thuần. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà các chủ kinh doanh phải quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại trọng kinh doanh. Vậy công thức tính doanh thu thuần là gì, hãy cùng Tìm việc kế toán đi tìm hiểu rõ hơn với bài viết dưới đây nhé.
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là khoản tiền thu được sau khi đã khấu trừ tất cả các khoản giảm trừ như: thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại. Đây còn là khoản doanh thu của doanh nghiệp thu trước khi bị trừ thuế thu nhập.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa doanh thu và doanh thu thuần. Về mặt khái niệm chúng khá giống nhau nhưng về mặt bản chất là khác nhau. Trong đó, doanh thu là tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ bán hàng. Còn doanh thu thuần là doanh thu đã trừ đi các khoản thuế tiêu thụ liên quan.
>>>Xem thêm: Thông tin tuyển dụng nhân viên kế toán mới nhất từ các doanh nghiệp lớn, mức lương hấp dẫn, môi trường làm việc chuyên nghiệp. Xem ngay!
Công thức tính doanh thu thuần
Đến đây chắc bạn đã hiểu hơn về khái niệm doanh thu thuần rồi chứ? Vậy công thức để tính doanh thu thuần là gì? Để tính toán doanh thu thuần người ta thường sử dụng công thức sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
- Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp là doanh thu cung cấp dịch vụ và bán hàng của doanh nghiệp. Hay đây là tổng các giá trị các sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra.
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm giảm giá thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng hóa bị trả lại, thuế giá trị gia tăng thuế xuất khẩu và chiết khấu thương mại.
>>>Tham khảo thêm: CV là gì? Cách viết CV chuyên nghiệp dành cho các ứng viên ở mọi lĩnh vực ngành nghề. Xem ngay để tự tin ứng tuyển!
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần của doanh nghiệp
Chất lượng của hoàng hóa và dịch vụ
Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của dịch vụ và hàng hóa đó. Vậy nên nó sẽ tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp từ đó tác động đến doanh thu. Chất lượng của sản phẩm được thể hiện ở các yếu tố như mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng, cách sử dụng,…
Chất lượng sản phẩm sẽ quyết định độ tín nhiệm của người dùng. Vậy nên khi chất lượng sản phẩm cao thì giá bán cũng sẽ cao và ngược lại khi chất lượng kém thì giá thành sẽ thấp dẫn. Từ đó tác động trực tiếp đến doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Lượng hàng hóa được sản xuất ra sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp sản xuất quá nhiều sản phẩm gây ra vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Ngược lại nếu sản xuất ít sản phẩm mà nhu cầu tiêu thụ của thị trường lớn cũng sẽ có tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy nên doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm rõ tình hình tiêu thụ sản phẩm của thị trường để xác định được số lượng sản xuất phù hợp phù hợp.
Giá bán sản phẩm
Đây là yếu tố rất quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần. Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng thì sẽ giúp doanh thu bán hàng tăng lên và ngược lại giá thành giảm doanh thu sẽ giảm.
Tuy nhiên nhiều trường hợp giá cả hàng hóa tăng sẽ làm số lượng tiêu thụ sản phẩm giảm xuống dẫn tới doanh thu giảm.
>>>Xem thêm: Tìm việc làm nhanh chóng cùng các nhà tuyển dụng uy tín, hàng ngàn công việc với mức lương hấp dẫn ở đa dạng lĩnh vực ngành nghề. Xem ngay!
Kết cấu của sản phẩm tiêu thụ
Kết cấu của sản phẩm được hiểu là tỷ trọng giá trị của sản phẩm đó so với tổng giá trị toàn bộ các sản phẩm trong một thời kỳ cố định. Khi doanh nghiệp thay đổi kết cấu tiêu thụ sẽ làm doanh thu bị thay đổi. Vì vậy doanh nghiệp nên cân nhắc trước khi thay đổi kết cấu sản phẩm để tăng doanh thu và phù hợp với thị hiếu của thị trường.
Chính sách bán hàng của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ
Nếu như sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu thị trường thì việc tiêu thụ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Khi thị trường đã chấp nhận việc tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao hơn.
Để làm được điều đó doanh nghiệp cần vận dụng mọi chính sách, phương thức bán hàng hợp lý. Đảm bảo đầy đủ các hoạt động tồn kho, nhập và kê xuất kho theo đúng nguyên tắc của kế toán.
Để hoạt động kinh doanh tốt và đạt hiệu quả bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức liên quan đến kinh doanh. Việc hiểu rõ doanh thu thuần là gì sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình kinh doanh và hoạt động tốt hơn. Với những kiến thức chúng mình chia sẻ mong là sẽ hữu ích với bạn.
>>>Có thể bạn quan tâm: Xem ngay những đánh giá về môi trường làm việc, mức lương cũng như các cơ hội việc làm tại Honda Việt Nam
Bài viết liên quan