Chế độ kế toán: Khái niệm và những điều “dân” kế toán cần nắm được
Chế độ kế toán là điều mà nhân viên kế toán của các cơ quan, doanh nghiệp bắt buộc phải hiểu rõ. Chỉ có như vậy, công ty của họ mới vận hành đúng cách.
- VAS là gì? Những lưu ý về VAS trong kế toán cho lính mới
- Hàng tồn kho là gì? Các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho?
Chế độ kế toán là gì?
Chế độ kế toán (CĐKT) chính là những quy định, chuẩn mực và luật lệ về kế toán được sử dụng trong một vài lĩnh vực hoặc công việc cụ thể. Nó được ban hành bởi các tổ chức/cơ quan kế toán thuộc Nhà nước, được Nhà nước ủy quyền.
Các chế độ kế toán hiện hành
Mỗi doanh nghiệp sẽ có chế độ khác nhau tùy thuộc vào loại hình và quy mô của doanh nghiệp đó gồm có:
Dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Căn cứ theo: Thông tư 132/2018/TT-BTC
Dành cho: Các doanh nghiệp (DN) uy mô siêu nhỏ
Hiệu lực: từ 15/02/2019, áp dụng cho các doanh nghiệp có năm tài chính bắt đầu hoặc sau thời điểm 01/04/2019.
Nội dung cần chú ý:
- Những DN quy mô siêu nhỏ không cần thiết phải có kế toán trưởng
- DN siêu nhỏ được phép tự chọn ra CĐKT phù hợp với mình
- Các DN này phải chỉ áp dụng một CĐKT nhất uán trong năm tài chính, muốn thay đổi chế độ thì phải đợi tới thời điểm đầu năm tài chính tiếp sau
- DN siêu nhỏ có thể tự lập ra sổ kế toán nghiệp vụ và biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với tình hình kinh doanh. Nhớ phải đảm bảo được yếu tố minh bạch và dễ kiểm soát.
Dành cho DN nhỏ và vừa
Căn cứ theo: Thông tư 133/2016/TT-BTC
Dành cho: Các DN quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, trừ DN Nhà nước hoặc do Nhà nước sở hữu > 50% vốn điều lệ, hợp tác xã…
Hiệu lực: từ 01/01/2017
Nội dung cần chú ý:
- Có thay đổi trong các thức tiếp cận chính sách
- Tách biệt rõ ràng giữa kế toán và thuế, tập trung hướng đến việc quản lý, điều hành DN
- Tách biệt rõ ràng giữa kỹ thuật ghi chép sổ KT và kỹ thuật trình bày báo cáo tài chính (BCTC).
Dành cho doanh nghiệp
Căn cứ theo: Thông tư 200/2014/TT-BTC
Dành cho: Toàn bộ các DN hiện đang hoạt động ở Việt Nam
Hiệu lực: từ 05/02/2015, áp dụng cho các doanh nghiệp có năm tài chính bắt đầu hoặc sau thời điểm 01/01/2015.
Nội dung cần chú ý:
1. Về tài khoản kế toán (KT):
- Nhân viên kế toán có nhiệm vụ phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày để theo dõi sát sao trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ. Từ đó tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu sau này.
- Các DN được phép dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán nhưng phải nhớ chuyển đổi ngoại tệ sang VNĐ khi lập BCTC.
- Từng loại tài khoản đều có nguyên tắc cụ thể riêng biệt.
2. Về sổ KT:
Các DN được phép tự lập biểu mẫu sổ KT riêng mình nhưng phải nhớ thông tin trong sổ KT phải luôn đảm bảo rõ ràng và đầy đủ.
3. Về BCTC:
- Mục “Thuế và các khoản nộp Nhà nước” không còn là thông tin bắt buộc phải có trong các báo cáo tài chính (BCTC) nữa.
- Thời gian lập BCTC có sự thay đổi: Các DN phải lập BCTC năm theo quy định, BCTC giữa niên độ sẽ gồm BCTC quý (bao gồm cả quý IV) và BCTC bán niên.
- Phần Thuyết minh BCTC cũng có sự khác biệt, nó được bổ sung thêm các chỉ tiêu như: Phần đặc điểm hoạt động của DN có thêm: chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường; cấu trúc doanh nghiệp. Phần chính sách KT phân chia ra các chỉ tiêu cụ thể cho 2 trường hợp: DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục và DN không đáp ứng được điều này.
>> Xem thêm: Khái niệm về công nghệ VAR TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan