Cách tính lương cơ bản dựa theo hệ số cho người lao động
Lương luôn là một vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Vì vậy đâu là cách tính lương cơ bản dựa vào hệ số dành cho người lao động hiện nay.
- Bậc lương là gì? Những điều cần biết về quy chế nâng bậc lương
- Tạm ứng lương và các quy định có liên quan người lao động cần biết
Lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản là một khoản lương được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau từ trước và có ghi rõ ràng trong hợp đồng lao động (đối với cá nhân) hoặc thỏa ước lao động tập thể (đối với tập thể người lao động). Hiện nay, mức lương cơ bản được dùng để làm cơ sở tính toán các thông số trong bảng lương như: phụ cấp, các chế độ được hưởng của người lao động, các khoản thưởng theo quy định….. Do đó, mức lương cơ bản không phải là mức lương thực tế mà người lao động nhận được.
Hệ số lương cơ bản là gì?
Hệ số lương cơ bản có thể hiểu là sự chênh lệch giữa các mức tiền lương của người lao động dựa theo bậc lương, lương tối thiểu mà người lao động nhận được. Hệ số lương thường được dùng để tính toán mức lương cơ bản của từng người lao động theo đúng trình độ chuyên môn của họ.
Hiện nay, mỗi người lao động có trình độ khác nhau sẽ có những hệ số lương cơ bản khác nhau như:
- Trình độ đại học: 2.34
- Trình độ cao đẳng: 2.10
- Trình độ trung cấp: 1.86
Theo quy định tại nghị định 204/2004/ND-CP về hệ số lương cơ bản thì các thông số trên chỉ dành cho những người lao động mới tốt nghiệp. Các thông số này có thể được tăng lên dựa theo cấp bậc, năng lực, thâm niên công tác của người lao động. Tuy nhiên mức độ tăng sẽ không quá 5%.
>> Xem thêm: Các thông tin tìm việc kế toán chất lượng nhất hiện nay
Cách tính lương cơ bản theo hệ số
Những điều người sử dụng lao động cần chú ý
Để có thể tính lương cho người lao động theo hệ số, những người sử dụng lao động cần phải đảm bảo rằng nhân viên của mình hoàn thành được đủ định mức công việc, trách nhiệm công việc đã thỏa thuận trong bản hợp đồng lao động. Khi nhân viên đã hoàn thành đủ chỉ tiêu, người lao động cần phải chú ý những điều sau khi trả lương như:
- Lương thực trả của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Điều này áp dụng cho những lao động chưa qua đào tạo.
- Lương thực trả phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng. Điều này được áp dụng cho các đối tượng lao động đã qua đào tạo.
>> Xem thêm: Người tìm việc kế toán tổng hợp cần nắm rõ các yêu cầu mà nhà tuyển dụng thường hay đưa ra
Cách tính lương cơ bản của cán bộ, viên chức cơ quan nhà nước
Các cán bộ, nhân viên làm việc trong khối các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được tính như sau:
Lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương
Trong đó:
- Từ 01/01/2020 – 30/06/2020: mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/ tháng.
- Từ 01/07/2020 – 31/12/2020: mức lương cơ sở từ 1.600.000 đồng/ tháng.
- Hệ số lương: phụ thuộc vào đặc điểm công việc, chức vụ của người lao động trong cơ quan.
>> Xem thêm: Nắm bắt các nghiệp vụ kế toán phổ biến dành cho các kế toán viên tương lai
Các cách trả lương phổ biến hiện nay
Thông thường, sẽ có những cách trả lương phổ biến của người sử dụng lao động bao gồm:
Trả lương theo thời gian
Đối với cách trả lương này, người lao động sẽ được triển khai theo công thức:
Lương tháng= ((Lương + phụ cấp)/ số ngày công tiêu chuẩn) x số ngày làm việc thực tế
Trong đó:
- Số ngày làm việc thực tế = số ngày làm việc trong tháng – số ngày nghỉ.
- Số ngày công tiêu chuẩn: là một con số cố định để chia (thông thường sẽ là 26 ngày công).
Trả lương theo sản phẩm
Lúc này, công thức tính lương cơ bản của người lao động sẽ được tính như sau:
Tiền lương sản phẩm = Đơn giá SP x số lượng sản phẩm đã hoàn thành
Trên đây là một số lưu ý quan trọng về cách tính lương cơ bản của người lao động theo hệ số. Hy vọng nó sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để bạn không bỏ sót những quyền lợi của mình khi đi tìm việc.
>> Xem thêm: Khái niệm về Startup TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan