Cách tính khấu hao tài sản cố định mà các kế toán viên cần nắm rõ

12/05/2020 05:02 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Thống kê khấu hao tài sản cố định là điều mà kế toán viên thường làm để tính chi phí vật tư liên quan. Vậy hiện có cách tính khấu hao tài sản cố định nào?

Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

Công thức tính khấu hao tài sản cố định

Với phương pháp tính toán theo đường thẳng, tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được tính toán theo công thứ như sau:

Mức khấu hao trung bình hàng năm= Nguyên giá TSCD/ Thời gian trích khấu hao

Trong đó:

  • Nguyên giá TSCD: Tổng giá mua thực tế trên thị trường, các khoản thuế, chi phí liên quan
  • Thời gian trích khấu hao: dựa theo khung thời gian quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC

Những điều cần chú ý về phương pháp khấu hao theo đường thẳng

Để có thể tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng, các nhân viên kế toán cần phải chú ý những điều sau theo quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC. Theo điều 13, thông tư này quy định rõ:

  • Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là phương pháp trích khấu hao dựa vào tính ổn định theo từng năm. Những con số khấu hao này thường được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp nếu tài sản cố định đó trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh.
  • Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện khác nhau của các cách tính khấu hao TSCĐ khác nhau. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều phương pháp tính khác nhau sao cho phù hợp với tình loại hình tài sản cố định.
  • Dựa vào các quy định tại thông tư 45 của bộ tài chính, các công ty tự mình quyết định các phương thức, thời gian tính khấu hao và thông báo với cơ quan thuế hoặc chi cục thuế tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trước khi bắt đầu tổng hợp.
Cách tính khấu hao tài sản cố định mà các kế toán viên cần nắm rõ 1

Những điều chú ý về khấu hao theo đường thẳng

  • Đối với những trường hợp đặc biệt, nếu muốn thay đổi cách tính khấu hao tài sản. Các doanh nghiệp cần phải báo lại với cơ quan thuế và có sự giải thích hợp lý vì sao sử dụng cách tính mới sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Mỗi dạng tài sản cố định chỉ được thay đổi một lần cách tính khấu hao và nếu có thay đổi thì doanh nghiệp cần phải báo cáo lại bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Sketch là gì? Những kỹ năng để học sketch thật hiệu quả

Cách tính khấu hao TSCĐ theo khối lượng, số lượng sản phẩm

Công thức tính

Với khấu hao TSCD theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Theo quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC. Công thức tính khấu hao theo số lượng như sau:

Mức trích khấu hao trong tháng= Số lượng sản phẩm trong tháng x Mức khấu hao bình quân của 1 sản phẩm

Trong đó:

Khấu hao bình quân của 1 đơn vị sản phẩm = Giá TSCD/ sản lượng theo công suất thiết kế lý thueets.

Ngoài ra, mức khấu hao TSCD theo năm của doanh nghiệp cũng sẽ được tính theo công thức.

Khấu hao năm của TSCD = số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x mức khấu hao bình quân 1 sản phẩm

Đối tượng áp dụng cách tính khấu hao này

Hiện nay, đối tượng sẽ được áp dụng cách tính khấu hao TSCĐ theo khối lượng, số lượng sản phẩm của thông tư 45/2013/TT-BTC sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

Cách tính khấu hao tài sản cố định mà các kế toán viên cần nắm rõ 2

Đối tượng áp dụng khấu hao theo khối lượng SP

  • Tài sản đó phải trực tiếp phục vụ hoặc có liên quan tới việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp phải xác định được tổng số sản phẩm, khối lượng sản phẩm theo đúng công suất thiết kế của tài sản.
  • Mức sử dụng trung bình trong thực tế của tài sản cố định không được phép thất hơn 100% công suất thiết kế của tài sản tại năm tài chính.

Trên đây là một số cách tính khấu hao tài sản cố định thường gặp. Và ngoài việc nắm được những cách tính này, các kế toán viên cần nắm rõ nghiệp vụ kế toán TSCĐ để có thể phục vụ tốt công việc của mình.

Tags:

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ…

Ấn Định Thuế là Gì? Cách Thức Áp Dụng Ấn Định Thuế

Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế là một khái niệm cơ bản, và “ấn định thuế” là…

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, “chứng từ kế toán tiếng Anh” là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.