Một số cách tính giá thành sản phẩm phổ biến

13/07/2021 11:39 AM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Giá thành sản phẩm bán ra có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy mà việc tính giá thành sản phẩm là vấn đề mà các doanh nghiệp và kế toán viên cần quan tâm. Vậy cách tính giá thành sản phẩm ra sao?

Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp sẽ có phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp. Với nội dung bài viết dưới đây Tìm việc kế toán sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về một số cách tính giá thành sản phẩm phổ biến hiện nay để bạn có thể thuận tiện áp dụng vào việc tính giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp của mình. Cùng khám phá nhé!

Giá thành sản phẩm bán ra là gì?

Giá thành sản phẩm bán ra là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu trong việc sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm. Đây là cơ sở để tính toán và xác định lợi thuận trước thuế của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm có thể chia thành 2 loại là giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm là gì? Cách tính giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm có thể kể đến:

  • Chi phí về nguyên vật liệu ban đầu để sản xuất sản phẩm
  • Chi phí dành cho nhân công tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Các chi phí bao gồm: lương nhân công, chi phí bảo hiểm, công đoàn,…
  • Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ ra thị trường như chi phí quảng cáo, marketing, nhân viên bán hàng,…
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Các chi phí phát sinh đối với thuế hàng hóa xuất/nhập khẩu

Tham khảo: Thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế nhập khẩu

Cách tính giá thành sản phẩm phổ biến hiện nay

Về cơ bản giá thành sản phẩm được tính theo công thức:

Giá thành sản phẩm bán ra= Giá thành sản xuất sản phẩm+ Chi phí dịch vụ cho một sản phẩm bán ra+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho 1 sản phẩm bán ra

Trong đó:

  • Chi phí dịch vụ cho một sản phẩm bán ra: được tính bằng tổng chi phí của tất cả các khoản chi phí để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng/ số lượng sản phẩm bán ra
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho 1 sản phẩm bán ra: được tính bằng tổng các khoản chi phí để vận hành và quản lý doanh nghiệp/ số lượng sản phẩm bán ra

Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên liệu, lượng lao động nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ưu điểm của phương pháp này:

  • Tính một lần cho nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình sản xuất
  • Cách tính đơn giản, chỉ cần tập hợp một lần chi phí và một lần giá thành sản phẩm.
Cách tính giá thành sản phẩm theo hệ số

Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp tính:

  • Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc
  • Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại
  • Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

► Xem thêm: Phương pháp tính giá xuất kho là gì? Các cách tính giá xuất kho hàng hóa

Phương pháp tính giá thành sản phẩm loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp này thường được sử dụng tại các doanh nghiệp mà khi sản xuất vừa thi được sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Công thức tính như sau:

  • Toàn bộ sản phẩm chính trong kì = Dang dở đầu kì sản phẩm chính + Phát sinh trong kỳ sản phẩm chính – Dang dở cuối kì sản phẩm chính – giá trị sản phẩm phụ – phế liệu thu hồi
  • Tổng GTSX của 1 sản phẩm chính trong kì = Tổng toàn bộ sản phẩm chính trong kì/ Số lượng sản phẩm chính trong kì.

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp này được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm và mỗi sản phẩm có quy cách và tính chất khác nhau. Phương pháp tính như sau:

  • Tổng thực tế tất cả các loại sản phẩm trong kỳ= Dang dở đầu kì + Sản phẩm trong kỳ – Dang dở cuối kì – phế liệu thu hồi
  • Tỷ lệ chi phí = Tổng thực tế tất cả các sản phẩm trong kỳ/ Tổng kế hoạch tất cả các sản phẩm trong kỳ
  • Tổng thực tế của 1 sản phẩm A = Tổng kế hoạch của 1 sản phẩm A * tỷ lệ chi phí
Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ chi phí

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ chi phí

Cách tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận khác nhau. Công thức tính như sau:

Tổng giá thành sản xuất 1 sản phảm= Tổng GTSX sản phẩm tại bộ phận A+ Tổng GTSX sản phẩm tại bộ phận B+…+Tổng GTSX sản phẩm tại bộ phận N

Trong đó:

  • Tổng GTSX sản phẩm tại bộ phận A= Tổng GTSX toàn bộ bộ phận A trong kỳ/số lượng sản phẩm bộ phận A đã hoàn thành.
  • Tổng GTSX toàn bộ bộ phận a trong kỳ = Dang dở đầu kì (bộ phận a) + Phát sinh trong kỳ (bộ phận a) – Dang dở cuối kì (bộ phận a)– phế liệu thu hồi

Trên đây là một số cách tính giá thành sản phẩm bán ra được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Hi vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp các kế toán viên thuận lợi hơn trong quá trình tính giá sản phẩm bán ra của doanh nghiệp. Xem thêm các kiến thức nghiệp vụ kế toán trên website của chúng mình.

► Bạn có thể tham khảo: Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Tags:

Bài viết liên quan

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Overhead Cost là Gì? Các Loại Overhead Cost Phổ Biến

Overhead cost là một thuật ngữ quan trọng trong ngành Kế toán, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về...

Chi Phí Chung là gì? Cách Tính Toán Chi Phí Chung

Chi phí chung là một khái niệm quan trọng nhằm đánh giá và quản lý các chi phí không thuộc...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Khấu Trừ Thuế là Gì? Cách Tính Khấu Trừ Thuế Dễ Hiểu

Trong ngành Kế toán, khái niệm “khấu trừ thuế” là một phần quan trọng trong việc xác định số tiền…

Thuế Môn Bài là gì? Tác Động Đối Với Nền Kinh Tế

Thuế môn bài là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán. Trong bài viết này, chúng ta…

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.