Cách tính thuế TNDN: Doanh nghiệp cần nắm rõ để tránh sai sót
Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp sản xuất có thu nhập chịu thuế thì hàng tháng sẽ phải nộp lại thuế TNDN. Vậy, đâu là cách tính thuế TNDN chuẩn?
- Cách tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cho người mới
- Kinh nghiệm kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách tính thuế TNDN theo quy định pháp luật
Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 điều 3, thông tư 78/2014/TT-BTC về việc tính thuế TNDN. Số tiền thuế mà các doanh nghiệp phải nộp trong kỳ hạn tính thuế sẽ được tính dựa theo công thức:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế X Thuế suất thuế TNDN
Trong đó:
- Thuế suất doanh nghiệp phải đóng thông thường là 20%. Ví dụ: nếu doanh nghiệp có thu nhập cần tính thuế là 100 tỷ thì số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp cần nộp sẽ là 20 tỷ vào ngân sách.
- Nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển KHCN thì sẽ tính thuế theo công thức: Thuế TNDN. (Thu nhập tính thuế – Trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN.
Cách tính thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp sẽ được xác định theo công thức như sau:
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – (thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ kết chuyển)
Trong đó thu nhập chịu thuế sẽ được tính theo công thức:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – chi phí vận hành) + các khoản thu nhập khác
Chính vì vậy, để có thể tính được thu nhập chịu thuế cũng như thuế TNDN mà công ty cần đóng, bộ phận kế toán cần phải tổng kết được doanh thu, chi phí được trừ đi cùng với các khoản thu nhập khác nhau.
Lưu ý quan trọng về thuế thu nhập doanh nghiệp
Bên cạnh cách tính thuế TNDN theo đúng quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cũng cần phải chú ý những thông tin quan trọng sau.
Thời hạn khai báo, nộp thuế TNDN
Hiện nay, các công ty đều không phải nộp lại tờ khai thuế thu nhập tạm tính hàng quý. Và theo như quy định tại điều 17, thông tư 151/2014/TT0-BTC thì căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được tạm nộp thuế.
Và thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào từng thời kỳ nhất định như:
- Theo quý: chậm nhất đến ngày thứ 30 của quý tiếp theo thời gian phát sinh nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp sẽ phải nộp lại thuế TNDN cho ngân sách.
- Theo năm: Chậm nhất đến ngày 90 kể từ khi kết thúc năm tài chính. Thông thường sẽ là ngày 31/3 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên sẽ có sự thay đổi nếu trùng vào ngày nghỉ.
Các loại thu nhập được miễn thuế
Hiện nay, có một số doanh nghiệp sẽ được miễn thuế nếu có những khoản thu nhập từ các hoạt động kinh doanh theo quy định tại điều 4 luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. Trong đó có những hoạt động như:
- Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy sản, sản xuất muối
- Hoạt động kinh doanh của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoặc những địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Đánh bắt hải sản.
- Thực hiện kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu các công nghệ mới lần đầu được áp dụng tại Việt Nam.
- Hoạt động dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh có khăn, đối tượng tệ nạn xã hội….
- Góp vốn, liên doanh với doanh nghiệp trong nước sau khi đã nộp thuế thu nhập.
- Các khoản tài trợ phục vụ cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu văn hóa, từ thiện, các hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
- Chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực được ưu tiên.
Trên đây là cách tính thuế TNDN cùng với một số thông tin về những lưu ý dành cho doanh nghiệp khi tiến hành quyết toán, nộp thuế TNDN. Để có thể có thêm những thông tin về tìm việc kế toán, hãy tiếp tục theo dõi những bài viết khác nhau tại website.
Bài viết liên quan